Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là tranh chấp các bên trong hợp đồng mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Thẩm quyền, thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp chuyển nhượng cổ phần được quy định cụ thể trong các quy định pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng hiểu và giải đáp một số thắc mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là việc các bên trong hợp đồng phát sinh tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, khi hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật. Thông thường tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng chủ yếu là tranh chấp về nội dung các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng chủ yếu về giá chuyển nhượng, thời hạn thanh toán.
Để hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực phải căn cứ vào hai vấn đề chính sau:
Thứ nhất, về hình thức hợp đồng
Pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Tại khoản 2 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rằng việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.
Hiện nay không có quy định ghi nhận việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, theo các mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần trong các Công ty Cổ phần do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thì việc xác nhận các hợp đồng chuyển nhượng này phải có sự xác nhận bởi ba chủ thể đó là bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Chính vì vậy việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không bắt buộc thực hiện. Trong trường hợp để đảm bảo tối đa về mặt pháp lý, vẫn có thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực cho hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Thứ hai, về nội dung mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng
Cần phải căn cứ vào nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các nội dung thỏa thuận không trái với quy định theo Luật doanh nghiệp về chuyển nhượng cổ phần hoặc thỏa thuận khác không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội
Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
- Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện và đăng ký theo quy định tại Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020
Hiện nay, các tranh chấp hợp đồng thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.
>> Tham khảo thêm bài viết về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định của pháp luật hiện hành Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015, khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 30 thì tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Tòa án nhân dân cấp huyện, cụ thể là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên, căn cứ vào khoản điểm a, b Khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết thì thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Nếu vụ việc có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo quy tại tại Điều 37 BLTTDS 2015.
Người bị xâm phạm về quyền lợi, lợi ích có quyền hoặc ủy quyền theo quy định để nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Trình tự thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hồ sơ giải quyết tranh chấp
Các tài liệu bao gồm:
- Đơn khởi kiện dân sự Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp nếu là pháp nhân.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa các bên xảy ra tranh chấp;
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)…
Lưu ý: Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc
Trình tự thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp
Theo quy định tại Điều 195, Điều 196, Điều 203 và Điều 220 BLTTDS 2015 thì trường hợp xét thấy đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
- Thông báo cho người khởi kiện về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết vụ án dân sự trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
- Tiến hành hòa giải: Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.
- Chuẩn bị xét xử: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, nếu vụ án hòa giải không thành và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
- Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử: Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm được quy định cụ thể tại Chương XIV BLTTDS 015
>> Tham khảo thêm bài viết trường hợp: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự trong lĩnh vực doanh nghiệp sẽ hỗ trợ khách hàng công việc:
- Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
- Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
- Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
- Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
- Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
- Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần các chủ thể cần phải nắm rõ được hình thức, trình tự và thủ tục giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp chuyển nhượng cổ phần nhanh chóng và hiệu quả. Nếu Quý khách hàng còn có những thắc mắc liên quan cần luật sư doanh nghiệp tư vấn xin vui lòng liên hệ Hotline 1900633716 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
Một số bài viết liên quan tranh chấp trong doanh nghiệp có thể bạn đọc quan tâm: