Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là một trong những loại tranh chấp hợp đồng phổ biến trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm và mức độ thiệt hại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển mà sẽ có các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Bài viết sau đây của sẻ thông tin cụ thể đến quý bạn đọc các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Quy định về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Chủ thể ký hợp đồng bảo hiểm

Theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, căn cứ Điều 303 quy định về  Hợp đồng bảo hiểm hàng hải như sau: Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Như vậy, chủ thể ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm.

  • Căn cứ Khoản 1 Điều 305 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định: Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm trong hành trình đường biển. Theo đó, bên mua bảo hiểm thường là chủ sở hữu hàng hóa hoặc người được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền. Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu bên bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho hàng hóa trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do các rủi ro được bảo hiểm.
  • Bên bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm có đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do các rủi ro được bảo hiểm theo Khoản 1 Điều 323 Bộ luật Hàng hải 2015.

Ngoài ra, người vận chuyển cũng có thể ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển để bảo hiểm trách nhiệm của mình đối với hàng hóa trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do lỗi của người vận chuyển.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Bộ luật Hàng hải không quy định cụ thể nội dung của hợp đồng, tuy nhiên theo Điều 126 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì hợp đồng cần có những nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
  • Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm;
  • Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
  • Hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác (nếu có);
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Người mua bảo hiểm cần đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm trước khi ký kết để hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Theo Điều 325 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, các trường hợp loại trừ khách nhiệm bảo hiểm đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quy định như sau:

  1. Khi bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm đối với giá dịch vụ vận chuyển, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
  • Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển vào lúc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp tàu biển có khuyết tật ẩn tỳ hoặc khi xảy ra các tình huống không thể tránh khỏi mặc dù người được bảo hiểm đã có sự quan tâm thích đáng;
  • Bốc lên tàu biển các chất hoặc vật liệu dễ nổ, dễ cháy hoặc những hàng hóa nguy hiểm khác không phù hợp với những quy định về việc vận chuyển loại hàng hóa này, nếu người được bảo hiểm biết nhưng người bảo hiểm không biết.
  1. Khi bảo hiểm hàng hóa, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
  • Tính chất tự nhiên của hàng hóa;
  • Hàng hóa rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;
  • Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;
  • Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa.
  1. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra:
  • Do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó;
  • Bị cưỡng đoạt; gây rối;
  • Đình công hoặc những tổn thất xảy ra do hành động trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá hủy tàu biển hoặc hàng hóa theo mệnh lệnh quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Thương lượng, hòa giải

Theo quy định của Khoản 1 Điều 338 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, các bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp sau: Các bên liên quan có thể giải quyết tranh chấp hàng hải bằng thương lượng, thỏa thuận hoặc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền.

Theo đó, thương lượng, hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được khuyến khích áp dụng để giải quyết tranh chấp hàng hải.

Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau và đi đến thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác động của bên thứ ba.Thỏa thuận giải quyết tranh chấp là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và có tính linh hoạt cao, giúp giữ được mối làm ăn kinh doanh lâu dài, tốt đẹp. Tuy nhiên, phương thức này chỉ khả thi nếu các bên có thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tại Trọng Tài thương mại

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục trọng tài.

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên với tư cách là người thứ ba để giải quyết. Phán quyết của Trọng tài có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp.

Ưu điểm của phương thức này là có tính linh hoạt cao, tại quyền chủ động cho các bên cũng như tiết kiệm được thời gian tố tụng. Tuy nhiên chi phí tố tụng trọng tài khá cao, các bên cũng nên cân nhắc về vấn đề này.

Khởi kiện ra tòa án

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán nhà nước là Tòa án nhân dân thực hiện.

Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có thể kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tòa án sẽ căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ và quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự.

Kiện ra tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp có tính hiệu lực pháp lý cao. Tuy nhiên, phương thức này có thể kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp và tốn kém chi phí.

Trong thực tế, các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường được giải quyết bằng phương thức thương lượng, hòa giải hoặc kiện ra tòa án. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với nhu cầu và lợi ích của mình.

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Luật sư của Luật L24H sẽ cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Tư vấn các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển;
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ các bên khi tham gia bảo hiểm;
  • Tư vấn về hồ sơ, tài liệu, các đơn từ cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm
  • Tư vấn về các các trường hợp loại trừ trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển;
  • Tư vấn về tái bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm;
  • Hướng dẫn soạn thảo, đánh giá hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tài liệu cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm
  • Trực tiếp cùng tham gia đàm phán, thẩm định, rà soát các nội dung để thực hiện ký kết hợp đồng cùng khách hàng;
  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục khởi kiện; thời hiệu khởi kiện và cách giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển;
  • Thay mặt khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển là loại hợp đồng khác phức tạp đi kèm nhiều rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Tùy vào thỏa thuận, mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà có phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phù hợp. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc khác hoặc muốn luật sư tư vấn pháp lý hợp đồng của Luật L24H tư vấn sâu hơn về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay qua số Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.8 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716