Hợp đồng gia công có nhiều loại như đặt hàng, may mặc, cơ khí, đóng gói..trong khi việc giao kết hợp đồng gia công thường có nhiều điều khoản mà các bên đôi khi không thực hiện đúng theo cam kết, hàng không đạt dẫn đến tranh chấp hợp đồng gia công, thủ tục hòa giải giải quyết, khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ngay sau đây.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công là gì?
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Cơ sở pháp lý: Điều 542 Bộ luật dân sự 2015, Điều 178 Luật thương mại 2005.
Các tranh chấp hợp đồng gia công thường gặp
- Tranh chấp do giao sản phẩm gia công không đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng.
- Tranh chấp hợp đồng gia công phát sinh khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
- Tranh chấp hợp đồng gia công do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Thương lượng, hòa giải
Các bên tranh chấp trong hợp đồng gia công có thể tự mình bàn bạc, thỏa thuận để đưa ra cách giải quyết tốt nhất phù hợp với quy định của pháp luật và phương pháp này được khuyến khích áp dụng khi xảy ra tranh chấp.
Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại chỉ giải quyết những tranh chấp đối với những hợp đồng có liên quan đến thương mại và được các bên thỏa thuận trọng tài.
Cơ sở pháp lý: Điều 2, 5 Luật trọng tài thương mại 2010
Tòa án
- Tùy theo loại hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng tòa án kinh tế.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nếu các bên không có thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi làm việc, cư trú của nguyên đơn giải quyết). Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là nơi có thẩm quyền giải quyết.
Cơ sở pháp lý: Điều 26, 35, 36, 37, 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
>> Tham khảo thêm bài viết về: Các nguyên tắc phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu 23 – DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
- Hợp đồng gia công
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm trong hợp đồng gia công trừ trường hợp vì lý do khách quan không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
- Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;
Cơ sở pháp lý: Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
>>>Tải mẫu đơn khởi kiện:Tại đây
Trình tự thủ tục khởi kiện
- Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và giải quyết đơn khởi kiện
- Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp, đương sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án, tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn thêm 2 tháng
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Cơ sở pháp lý: Điều 191, 195, 197, 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
>> Tham khảo thêm bài viết về: Quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
- Tư vấn, hướng dẫn viết đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công.
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng gia công.
- Tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện đòi quyền lợi cho khách hàng.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu khách hàng.
Bài viết trên đã tổng hợp các vấn đề về hợp đồng gia công, những tranh chấp hợp đồng thường gặp và cách thức giải quyết cũng như thủ tục khởi kiện khi có tranh chấp hợp đồng gia công. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.