Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong các dạng tranh chấp liên quan đến giao kết hợp đồng giữa các tổ chức tín dụng với pháp nhân, cá nhân vay tiền, vay vốn.. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thường kéo dài và phức tạp. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp thông tin liên quan đến các quy định pháp luật về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng

Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Như vậy, bản chất của hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015). Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng (bên cho vay) và cá nhân, pháp nhân (bên vay) có đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Theo đó, bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích đã thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Các tranh chấp hợp đồng tín dụng

Tranh chấp tín dụng

  • Tranh chấp về việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng tín dụng;
  • Tranh chấp liên quan đến nợ gốc, nợ lãi, lãi suất;
  • Tranh chấp về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, phương thức trả nợ,…

Tranh chấp tài sản bảo đảm tín dụng

Hiện nay, pháp luật quy định một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm.

Bên cạnh đó, Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định điều kiện của tài sản bảo đảm như sau:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Một số tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thường gặp như sau:

  • Tài sản bảo đảm không còn trên thực tế;
  • Giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm;
  • Một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau và xảy ra tranh chấp giữa các bên nhận bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm không thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm,…

Các tranh chấp hợp đồng tín dụng

Các tranh chấp hợp đồng tín dụng

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thương lượng

Thương lượng là các bên thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Hòa giải

Hòa giải là các bên cùng nhau thỏa thuận, bàn bạc để thống nhất cách giải quyết tranh chấp, bất đồng và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.

Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp các bên có thể lựa chọn. Điều kiện để được giải quyết tranh chấp bằng phương thức này là các bên phải có thỏa thuận.

Tòa án

Khi tranh chấp phát sinh, nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải thì tranh chấp đó có thể được giải quyết tại Tòa án.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng

Điều 429 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 155 BLDS 2015 quy định yêu cầu đối với việc bảo vệ quyền sở hữu sẽ không áp dụng thời hiệu.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng

Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn cách viết đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn các dạng tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan tranh chấp hợp đồng tín dụng;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng,…

Bài viết của Luật L24H mang đến những thông tin liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng như quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng. Mọi thắc mắc tranh chấp hợp đồng vay tài sản hoặc có nhu cầu nhận sự tư vấn từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900633716. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716