Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản là tranh chấp phát sinh do bên thuê tài sản hoặc bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc do không thống nhất được về một số thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản sau khi đã thực hiện hợp đồng được một thời gian. Để hiểu rõ hơn về cách giải quyết, thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi tranh chấp phát sinh mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.
Tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Các trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Về nghĩa vụ của bên cho thuê có nghĩa vụ:
- Giao tài sản cho bên thuê theo như Điều 476 Bộ luật Dân sự 2015;
- Bảo đảm giá trị sử dụng tài sản thuê theo Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015;
- Bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê theo Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015.
Bên thuê có nghĩa vụ
- Bảo quản tài sản thuê theo Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015;
- Sử dụng đúng công dụng, mục đích của tài sản thuê theo Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015;
- Trả tiền thuê theo Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015;
- Trả lại tài sản thuê theo Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015;
Khi một trong các bên vi phạm một trong những nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, một bên sẽ căn cứ áp dụng các biện pháp chế tài cho việc vi phạm. Khi các bên không đồng ý về việc áp dụng các biện pháp chế tài hoặc không đồng ý cho rằng mình vi phạm từ đó sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Do trường hợp bất khả kháng
Có một số trường hợp các bên tranh chấp hợp đồng thuê tài sản do sự thay đổi về hoàn cảnh hoặc do các sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan dẫn đến một hoặc các bên không thể thực hiện đúng nghĩa vụ.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, các bên có thể thỏa thuận những trường hợp được xem là sự kiện bất khả kháng. Khi các bên không có thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng thì sẽ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 chưa quy định thế nào là trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mà chỉ quy định sự kiện bất khả kháng đối với thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên nếu các bên không có thỏa thuận thì vẫn có thể áp dụng việc giải thích này cho sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng.
Theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 Sự kiện bất khả kháng là sự kiện:
- Xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
Tranh chấp hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Hòa giải tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau để đi đến một phương án thống nhất giải quyết khi tranh chấp xảy ra hoặc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải).
Khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp
Khi các bên không thể đưa ra được phương án thống nhất để giải quyết tranh chấp thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản.
>>> Tham khảo thêm về các phương thức: Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hồ sơ để khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP) thỏa mãn về nội dung và hình thức theo Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Hợp đồng cho thuê tài sản, các tài liệu hoặc các giấy tờ, biên bản, giao dịch liên quan đến việc giao kết hợp đồng;
- Các tài liệu về việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng (nếu có).
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản là tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền Tòa án theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng 2015. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trừ trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ theo Điều 37 Bộ luật này:
- Có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;
- Vụ việc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
>>> Tham khảo thềm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền về lãnh thổ giải quyết căn cứ theo Điều 39, 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được xác định như sau
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Trình tự xử lý đơn khởi kiện
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được căn cứ theo Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện ra một trong các quyết định: Thụ lý vụ án, trả lại đơn khởi kiện, yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện.
Căn cứ để trả lại đơn khởi kiện, yêu cầu bổ sung sửa đổi đơn khởi kiện được quy định lần lượt tại Điều 192 và Điều 193 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án theo Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê tài sản
Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, L24H có thể tư vấn cho quý khách hàng:
- Tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản;
- Tư vấn tranh chấp đòi lại tài sản cho thuê;
- Tư vấn tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi tài sản thuê bị hư hỏng, cháy, vỡ hoặc do thiên tai, lũ lụt gây ra;
- Các tranh chấp khác liên quan đến tài sản thuê và điều khoản trong hợp đồng thuê;
- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng cho thuê tài sản. Đại diện, giúp đỡ khách hàng trong quá trình đàm phán chuẩn bị soạn thảo hợp đồng;
- Đàm phán thương lượng giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn luật về thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án;
- Tham gia phiên tòa với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê tài sản diễn ra thường xuyên và khá nhiều, vì vậy khi thực hiện hoặc bắt đầu cho thuê tài sản các bên cần tìm hiểu rõ về các quy định liên quan đến việc này. Để được tư vấn rõ hơn khi có tranh chấp hoặc muốn được hỗ trợ soạn thảo hợp đồng, hạn chế các tranh chấp phát sinh. Quý khách hàng có thể liên Luật L24H qua số hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được Luật sư hỗ trợ.