Dịch vụ tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án

Dịch vụ tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án là dịch vụ nhằm hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư trong quá trình hoạt động, đầu tư, thực hiện dự án. Tuy nhiên, các thủ tục cũng như quy định của pháp luật về việc thực hiện dự án thì không đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án

Luật sư tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án

Nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư

Dự án đầu tư được thực hiện trên các nguyên tắc sau đây:

  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Như thế, một dự án đầu tư được xem là đúng với quy định của pháp luật sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc trên.

Căn cứ pháp lý: Điều 42 Luật Đầu tư 2020.

>>> Tham khảo thêm tại: Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư

Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

Các biện pháp bảo đảm

Nhằm bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm sau đây:

  • Ký quỹ
  • Bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020.

>>> Tham khảo thêm tại: Dự án đầu tư là gì?

Trường hợp không cần thực hiện biện pháp bảo đảm

Đối với các trường hợp sau đây, nhà đầu tư không cần phải thực hiện biện pháp bảo đảm:

  • Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
  • Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 43 Luật Đầu tư 2020.

Mức bảo đảm

Đối với trường hợp các dự án thực hiện biện pháp bảo đảm thì mức bảo đảm sẽ được căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.

Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

  • Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức bảo đảm là 3%;
  • Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 2%;
  • Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 1%.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư 2020, khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Mức bảo đảm tối thiểu để thực hiện dự án

Mức bảo đảm tối thiểu để thực hiện dự án

Các vấn đề pháp lý liên quan đến dự án đầu tư

Để một dự án đầu tư được hoạt động đúng theo tiến độ, hiệu quả thì các nhà đầu tư cần lưu ý đến các vấn đề pháp lý sau:

  • Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư;
  • Xác định thời điểm đầu tư và quy mô đầu tư;
  • Lựa chọn hình thức đầu tư;
  • Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư;
  • Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn ;
  • Quy mô dự án và hình thức đầu tư ;
  • Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, lao động…);
  • Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở;
  • Lựa chọn các phương án xây dựng;
  • Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, rủi ro, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi;
  • Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án;
  • Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục;
  • Đánh giá chi tiết, chính xác các nội dung của dự án đầu tư theo phương án đã chọn.

Như vậy, nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề trên để dự án đầu tư được diễn ra theo như kế hoạch.

Vì sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án đầu tư?

Các lý do nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án đầu tư:

  • Luật sư có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư sẽ giúp các chủ đầu tư hiểu rõ về các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động cũng như thực hiện dự án đầu để đảm bảo quyền lợi của mình;
  • Luật sư sẽ giúp nhà đầu tư tránh những sai sót về mặt pháp lý của dự án;
  • Hỗ trợ tư vấn, tìm tài liệu pháp lý cho nhà đầu tư trong các giai đoạn cần thực hiện thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện, triển khai dự án;
  • Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình hoạt động, thực hiện dự án.

Vì thế, để đảm bảo tối ưu nhất quyền lợi của các nhà đầu tư, dịch vụ tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án đầu tư là một trong các dịch vụ cần thiết không thể bỏ qua.

Luật sư tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án

Tại đây, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động, thực hiện dự án đầu tư;
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý cần thực hiện trong quá trình hoạt động thực hiện dự án đầu tư;
  • Tư vấn về điều khoản, một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư trên hợp đồng;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh (nếu cần) thực hiện một số vấn đề pháp lý liên quan đến dự án đầu tư;
  • Thay mặt theo ủy quyền, thực hiện các thủ tục liên quan với cơ quan nhà nước;
  • Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện các thủ tục pháp lý cho quý khách hàng.

tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án

tư vấn pháp lý quá trình hoạt động, thực hiện dự án

Trong giai đoạn hiện tại, các nhà đầu tư trên toàn cầu đang có xu hướng mong muốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc nắm bắt những chính sách hay quy định về luật pháp đối với nhà đầu tư cho từng lĩnh vực thì không hề dễ dàng. Vì thế, nếu như quý khách có thắc mắc hoặc nhu cầu cần sử dụng dịch vụ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật đầu của Luật L24H thì hãy liên hệ đến tổng đài 1900.633.716 để được Luật sư chuyên môn hỗ trợ sớm nhất.

Tham khảo thêm về:

Scores: 5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 261 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716