Công ty ép người lao động đi làm ngày Tết bị phạt như thế nào?

Để đảm bảo việc sản xuất không bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp đã ép nhân viên đi làm tăng ca trong cả dịp nghỉ lễ. Vậy nếu công ty ép người lao động đi làm ngày tết sẽ bị phạt như thế nào?. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan về vấn đề này. Mời quý bạn đọc tham khảo.

Người lao động có phải đi làm ngày tết

Người lao động có phải đi làm ngày tết

Những ngày nghỉ lễ, Tết được hưởng nguyên lương của người lao động

Với quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương thì tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định.

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết Âm lịch: 05 ngày;
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, người lao động Việt Nam được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương tổng cộng 11 ngày. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo người lao động Việt Nam họ còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ

Trường hợp người lao động làm việc thêm giờ, bao gồm làm thêm giờ vào ngày thường, hoặc làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (thứ bảy, chủ nhật), hoặc làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, đều phải được người sử dụng lao động điều động, bố trí theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc yêu cầu khác trong trường hợp đặc biệt.

Tại khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động (về thời gian làm thêm; địa điểm làm thêm; công việc làm thêm).
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm.

Theo đó, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ, Tết trong trường hợp trên.

Trong trường hợp đặc biệt, theo quy định tại Điều 108 Bộ luật này, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

  • Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều kiện để được phép sử dụng lao động khi nghỉ tết

Điều kiện để được phép sử dụng lao động khi nghỉ tết

Công ty ép nhân viên đi làm ngày lễ có bị phạt?

Bị doanh nghiệp ép đi làm ngày lễ, tố cáo ở đâu?

Khi người lao động không muốn làm việc ngày lễ, Tết nhưng vẫn bị doanh nghiệp vẫn ép làm việc (trừ trường hợp tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019), người lao động nên tố cáo hành vi này tới cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, theo Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau: Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Như vậy, người lao động có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.

Mức xử phạt đối với hành vi ép người lao động làm việc ngày lễ, Tết như sau:

Đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trong trường hợp này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 của Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
  • Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động là cá nhân không thỏa thuận với người lao động mà bắt họ làm thêm giờ trong ngày tết sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng.

Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền cho cùng một hành vi vi phạm của tổ chức gấp 02 lần so với mức phạt của cá nhân. Như vậy người lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trên.

Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi ép

Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động cụ thể là hành vi ép người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết là 01 năm.

Tư vấn người lao động tố cáo khi bị ép đi làm ngày lễ

Người lao động khi nhận thấy có dấu hiệu hoặc đang bị ép làm việc vào lễ, Tết cần phải lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người lao động muốn hiểu rõ hơn về quy trình tố cáo, giải quyết tranh chấp lao động cần có sự hỗ trợ của Luật sư chuyên môn. Dịch vụ luật sư lao động tư vấn, đại diện làm đơn tố cáo khi bị ép đi làm ngày lễ của Luật L24H bao gồm những nội sau:

  • Tư vấn các điều kiện để doanh nghiệp được sử dụng người lao động làm thêm giờ.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục về chế độ tiền lương làm thêm giờ.
  • Thay mặt khách hàng nộp đơn tố cáo, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp lao động.
  • Đại diện người lao động tham gia tố tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Tư vấn về quy chế nghỉ lễ của người lao động

Tư vấn về quy chế nghỉ lễ của người lao động

Theo pháp luật hiện hành, trừ một số trường hợp, công ty khi muốn nhân viên đi làm ngày lễ, tết thì phải có sự đồng ý của nhân viên. Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề tố cáo doanh nghiệp khi ép người lao động đi làm ngày lễ, Tết. Trong trường hợp quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc cần Luật sư tư vấn luật lao động, vui lòng liên hệ hotline 1900.633.716 để được Luật L24H hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời miễn phí.

Scores: 4.5 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716