Không trả lương cho nhân viên, công ty bị xử phạt thế nào?

Không trả lương cho nhân viên, công ty bị phạt thế nào và người lao động nên làm gì khi công ty không trả lương. Trả lương đúng hạn theo hợp đồng lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, đồng thời cũng là quyền của người lao động khi đi làm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, công ty lại vi phạm thỏa thuận về thời hạn trả lương. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về việc xử phạt công ty khi không trả lương cho nhân viên.

Xử phạt công ty không trả lương cho nhân viên

Xử phạt công ty không trả lương cho nhân viên

Nguyên tắc trả lương cho người lao động đúng luật

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
  • Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Theo đó, khi trả lương cho người lao động thì người sử dụng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.

Hành vi bị xử phạt đối với công ty liên quan đến tiền lương

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

  • Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;
  • Ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công;
  • Không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm;
  • Không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động.

>>>Xem thêm: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bồi thường như thế nào?

Hành vi bị xử phạt đối với công ty liên quan đến tiền lương

Hành vi bị xử phạt đối với công ty liên quan đến tiền lương

Xử phạt công ty không trả lương cho nhân viên

Lương thử việc

Điểm a khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; ,… không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Theo đó có thể thấy việc không trả lương thử việc cho người lao động sẽ bị xử phạt về việc vi phạm quy định về tiền lương. Do đó người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc thì sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra người sử dụng lao động bị buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

>>>Xem thêm: Điều kiện để ký hợp đồng thử việc 30 ngày

Lương chính thức

Khoản 2 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Theo đó, khi người sử dụng lao động trả lương không đúng hạn cho người lao động theo quy định của pháp luật thì tùy vào mức độ sẽ bị phạt tiền tương ứng với các khung hình phạt theo quy định trên. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Không được trả lương, người lao động nên làm gì?

Khiếu nại

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
  • Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương thôi việc

Như vậy, trường hợp không được trả lương, người lao động gửi đơn khiếu nại đến chủ doanh nghiệp để yêu cầu giải quyết tiền lương. Nếu doanh nghiệp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì gửi đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Hòa giải lao động

Người lao động có thể gửi yêu cầu để được giải quyết tranh chấp thông qua Hoà giải viên lao động theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động yêu cầu trả tiền lương theo đúng thoả thuận là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi không trả lương đúng hạn của người sử dụng lao động, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị vi phạm.

Khởi kiện

Tranh chấp về việc trả tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động là tranh chấp lao động cá nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải thực hiện hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Như vậy, người lao động có quyền làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án Nhân dân cấp quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

Người lao động khởi kiện khi công ty không trả lương

Người lao động khởi kiện khi công ty không trả lương

Luật sư tư vấn lĩnh vực lao động

Việc bị công ty nợ lương là tình trạng không ai muốn gặp phải. Công ty sẽ bị xử phạt nếu không trả lương cho người lao động. Đồng thời, người lao động có thể khiếu nại hoặc hoà giải hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc cần tư vấn luật lao động hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư lao động của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời miễn phí.

Scores: 4.5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716