Trường hợp nào cơ quan thi hành án dân sự cần ủy thác thi hành án

Trường hợp nào cơ quan thi hành án dân sự cần ủy thác thi hành án đã được Luật thi hành án dân sự quy định. Theo đó, việc ủy thác của cơ quan thi hành án cần phải tuân theo một số nguyên tắc do luật định. Tuy nhiên, thực tế trong một số trường hợp vẫn còn tồn đọng khá nhiều bất cập trong việc ủy thác thi hành án dân sự. Bài viết sau đây sẽ giúp cho quý bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này.

Trường hợp cần ủy thác theo quy định của pháp luật

Trường hợp cần ủy thác theo quy định của pháp luật

Quy định về ủy thác thi hành án dân sự

Pháp luật không có định nghĩa cụ thể về Ủy thác thi hành án dân sự nhưng có thể hiểu nôm na rằng việc cơ quan thi hành án này chuyển giao từng phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc thi hành án các bản án, quyết định của Toà án được gọi là ủy thác thi hành án dân sự.

Cơ quan thi hành án dân sự ủy thác trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự số 03/2022/QH15 quy định một số nguyên tắc về Ủy thác thi hành án như sau:

Thứ nhất, Cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án trong các trường hợp sau đây:

Ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở sau khi đã xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên trên địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp thi hành nghĩa vụ về tài sản thì ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; trường hợp không xác định được nơi có tài sản thì ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.

Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở các địa phương khác nhau thì ủy thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án;

Ủy thác thi hành án đối với khoản phải thi hành án cụ thể có tài sản bảo đảm theo bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản.

Thứ hai, Cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản trên địa bàn, đồng thời có thể ủy thác xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản được bản án, quyết định tuyên kê biên, phong tỏa hoặc xử lý tài sản để bảo đảm thi hành án mà tài sản ở nhiều địa phương khác nhau.

Cơ quan có thẩm quyền ủy thác thi hành án

Cơ quan có thẩm quyền mới được ủy thác thi hành án

Cơ quan có thẩm quyền mới được ủy thác thi hành án

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự số 03/2022/QH15, quy định về Thẩm quyền ủy thác thi hành án như sau:

Thứ nhất, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ủy thác thi hành án, ủy thác xử lý tài sản như sau:

  • Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở địa phương khác đối với các bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên; bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài hoặc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu đối với vụ việc mà đương sự hoặc tài sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn;
  • Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện đối với vụ việc khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Thứ hai, Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác thi hành án, ủy thác xử lý tài sản đối với vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ở địa phương khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác.

Thứ ba, Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác thi hành án, ủy thác xử lý tài sản đối với vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

Thủ tục ủy thác thi hành án dân sự

Ủy thác thi hành án phải theo trình tự, thủ tục luật định

Ủy thác thi hành án phải theo trình tự, thủ tục luật định

Đối với cơ quan ra quyết định ủy thác

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định ủy thác. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì ra quyết định ủy thác trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có căn cứ ủy thác. Trường hợp đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án.

Hồ sơ ủy thác thi hành án bao gồm quyết định ủy thác thi hành án; bản án, quyết định hoặc bản sao bản án, quyết định trong trường hợp ủy thác cho nhiều nơi, ủy thác theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có;

Cơ sở pháp lý (CSPL): Khoản 3 Điều 9 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự số 03/2022/QH15.

Đối với cơ quan nhận ủy thác

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án.

CSPL: Khoản 3 Điều 9 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự số 03/2022/QH15.

Tư vấn về ủy thác thi hành án dân sự

  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về ủy thác thi hành án dân sự;
  • Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của khách hàng
  • Tư vấn, soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án, đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án và các đơn từ khác liên quan;
  • Luật sư tham gia giai đoạn thi hành án với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ quyền lợi khách hàng.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến thi hành án

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Như vậy, việc ủy thác thi hành án, một số nguyên tắc và trường hợp cần ủy thác cũng như thẩm quyền của các cơ quan thi hành án đã được pháp luật quy định khá chi tiết. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần Luật sư tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến 1900.633.716 để được Luật sư dân sự lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716