Tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền sử dụng đất của các bên, về những nội dung liên quan đến cầm cố, thế chấp quyền sử dụng đất. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cầm cố Quý độc giả cần nắm rõ các thủ tục, quy định liên quan. Mời Quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để nắm thêm những thông tin cần thiết.
Tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất
Có được cầm cố quyền sử dụng đất không?
Theo Điều 167 Luật đất đai 2013 thì những giao dịch người sử dụng đất được thực hiện với quyền sử dụng đất của mình bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn. Như vậy, Luật đất đai 2013 không quy định việc cầm cố quyền sử dụng đất bởi bản chất của giao dịch cầm cố cần có sự chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố mà quyền sử dụng đất là quyền tài sản nên không thực hiện được việc chuyển quyền chiếm hữu. Luật Đất đai không quy định về quyền cầm cố quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nhưng cũng không có quy định cấm cầm cố quyền sử dụng đất. Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thế nên, với quy định hiện nay của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013 thì hoàn toàn có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ Điều 309, Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 16 Điều 3, Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Các tranh chấp thường gặp về hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về việc thực hiện các nội dung, quy định trong hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng cầm cố.
- Tranh chấp về nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cầm cố.
Căn cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
- Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Căn cứ vào quy định liên quan đến hợp đồng cầm cố được quy định ở Bộ luật Dân sự 2015.
- Căn cứ vào quy định của Luật đất đai 2013 về quyền thế chấp của người có quyền sử dụng đất.
Căn cứ giải quyết hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất
Bước 1: các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là phương án tối ưu nhất, việc tự thỏa thuận không chỉ nhanh chóng giải quyết vấn đề mà còn tiết kiệm thời gian, công sức của các bên.
Bước 2: Nếu không thể tự thỏa thuận, hoà giải được, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bước 3: Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
- Đơn khởi kiện Theo mẫu DS – 23 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
- Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
- Hợp đồng/thoả thuận cầm cố đất;
- Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Hồ sơ khởi kiện có thể được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 4: Tòa án xem xét, đưa ra quyết quyết định về việc thụ lý vụ án.
Bước 5: Tiến hành giải quyết vụ việc.
Căn cứ vào, Điều 186 đến Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố, thế chấp đất.
Tranh chấp hợp đồng cầm cố đất là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án và Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Trường hợp có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy pháp thì thuộc thẩm quyền Tòa án cấp tỉnh.
Căn cứ Điều 26, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
>> Tham khảo thêm về: thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
- Luật sư hỗ trợ tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện đối với hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
- Luật sư hỗ trợ thu thập tài liệu, hồ sơ liên quan để tiến hàng khởi kiện
- Luật sư hướng dẫn thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.
>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Cầm cố quyền sử dụng đất là trường hợp diễn ra khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên cũng có khá nhiều rủi ro vì các bên thường hợp đồng miệng hoặc nội dung, phụ lục điều khoản hợp đồng chưa rõ ràng dẫn đến nhiều sự tranh chấp phát sinh về sau. Thế nên cần tham khảo luật sư đất đai tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng cầm cố sẽ đảm bảo tối đa nhất quyền và lợi ích của mình. Mọi thắc mắc cần sự hỗ trợ luật sư vui lòng gọi về số Hotline 1900633716 để được luật sư tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí. Xin cảm ơn.