Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanhtranh chấp giữa các bên góp vốn trong hoạt động hợp tác kinh doanh. Tranh chấp thường bắt nguồn từ giá trị phần vốn góp của mỗi thành viên trong công ty, việc phân chia lợi nhuận, chịu lỗ trong các hoạt động kinh doanh,…Để giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn cần biết các thủ tục, thẩm quyền giải quyết,…Mời Quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để biết thêm các quy định liên quan.

tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận giữa các bên để cùng góp tiền, tài sản… để hợp tác làm một công việc nhất định.

Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

>> Tham khảo thêm bài viết: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các tranh chấp thường gặp về hợp đồng góp vốn kinh doanh.

  • Tranh chấp về giá trị phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty;
  • Tranh chấp quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp;
  • Tranh chấp về việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Thương lượng

Phương thức giải quyết này được áp dụng khi tranh chấp giữa các bên khi trong đó có ít nhất một bên hoạt động thương mại là một trong những tranh chấp thuộc phạm vi hòa giải thương mại. Các bên có thể yêu cầu Trung tâm hòa giải thương mại tiến hành hòa giải.

Hòa giải

Đây là phương thức được ưu tiên hàng đầu và thể hiện sự thiện chí giữa hai bên tranh chấp. Hòa giải thương mại tiến hành dựa trên quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 do Chính phủ ban hành về hòa giải thương mại.

Trọng tài

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận về trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.Giải quyết các tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có ưu điểm như:

  • Thủ tục nộp Đơn khởi kiện đơn giản, thuận tiện.
  • Quyết định của trọng tài là chung thẩm có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên, các bên không thể kháng cáo, sẽ giúp giảm chi phí về thời gian và tiền bạc của các bên trong quá trình tham gia giải quyết vụ án.
  • Tố tụng trọng tài thường ít cứng nhắc hơn tố tụng Tòa án, giúp các bên chủ động và thuận lợi hơn trong quá trình tham gia tố tụng.

(Luật trọng tài thương mại 2010).

Tòa án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền – cụ thể là tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ Điều 186, Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

tòa án có thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh thuộc thẩm quyền của tòa án nhân cấp huyện.

Nếu trường hợp đương sự tham gia hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ Điều 35, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh.

  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan.

Tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh là tường hợp diễn ra khá phổ biến trong quá trình hoạt động kinh doanh, hợp tác kinh tế trong đời sống. Việc nắm các quy định, nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn vốn kinh doanh sẽ giúp quá trình giải quyết diễn nhanh chóng thuận lợi hơn. Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan, nếu có thắc mắc Quý độc giả vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn hợp đồng phản hồi nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716