Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa là vấn đề mà cả bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển đều quan tâm. Việc hàng hóa bị hư hỏng trên đường vận chuyển dẫn đến tổn thất là việc không ai mong muốn. Khi xảy ra việc hàng hóa bị như hại xác định được trách nhiệm bồi thường và cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết nhanh chóng và hợp pháp. Trong bài viết này, Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan nội dung trên.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa

Hàng hóa hư hại trên đường vận chuyển

Chủ thể chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển

Việc xác định bên nào chịu trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển đã được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự 2015.

Theo điều 541 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa trong từng trường hợp như sau:

  • Bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng, hủy hoại trong quá trình vận chuyển trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận khác.
  • Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển, các bên có thỏa thuận bên thuê vận chuyển trông coi tài sản trên đường vận chuyển mà tài sản bị mất, hư hỏng.

Việc xác định ai là người phải bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa căn cứ vào thỏa thuận của các bên:

  • Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa thỏa thuận bằng điều khoản hợp đồng ghi nhận nội dung xác định bên chịu trách nhiệm bồi thường thì người chịu trách nhiệm bồi thường là người quy định trong điều khoản đó.
  • Nếu giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa thì xác định người chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật như trên.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa được loại trừ trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng:

>> Tham khảo thêm bài viết: Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Sự kiện bất khả kháng này phải có đủ ba yếu tố theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015:

  • Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm hợp đồng.
  • Không lường trước được: Hậu quả xảy ra không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm
  • Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị hư hại trên đường vận chuyển sẽ do bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng hóa

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

Bên cạnh việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra, pháp luật còn quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.

  1. Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo nguyên tắc này, bên gây thiệt hại phải bồi thường thương xứng với thiệt hại đã gây ra và đảm bảo bồi thường kịp thời, nhanh chóng. Mức bồi thường, hình thức, phương thức bồi thường do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, sự thỏa thuận này không trái pháp luật.
  2. Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật, để giảm mức bồi thường cần thỏa điều kiện về lỗi và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  3. Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  4. Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  5. Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

>> Tham khảo thêm bài viết về: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Cách giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển

Tranh chấp bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị hư hại trên đường vận chuyển được xem là các tranh chấp trong thương mại, dịch vụ, cung ứng dịch vụ, theo quy định tại Luật thương mại 2005 tranh chấp này được giải quyết bằng các hình thức:

Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. Phương thức này là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Hoà giải

Hòa giải được hiểu là “sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải, hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ”. Tức là phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải là có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Giải quyết bằng Trọng tài

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”. Nghĩa là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Quy trình thủ tục tố tụng trong trọng tài bao gồm các bước sau:

  • Soạn thảo, gửi đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
  • Thành lập hội đồng trọng tài
  • Nghiên cứu hồ sơ
  • Phiên họp giải quyết tranh chấp
  • Ban hành phán quyết trọng tài

Khởi kiện ra Tòa án

Quy trình giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các văn bản khác, bao gồm các trình tự thủ tục sau:

  • Khởi kiện
  • Thụ lý vụ án
  • Hòa giải và chuẩn bị xét xử
  • Xét xử sơ thẩm
  • Xét xử phúc thẩm
  • Giám đốc thẩm/tái thẩm

Tranh chấp hợp đồng vận chuyển do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thuộc trong các trường hợp khoản 1, 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
  • Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

Còn nếu có yếu tố nước ngoài, thì thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh theo khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự  2015

Ngoài ra theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án theo lãnh thổ, cụ thể:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Luật sư tư vấn giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Luật 24H sẽ hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
  • Tư vấn căn cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng dựa theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn phương án thương lượng đàm phán;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
  • Tư vấn và soạn thảo hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện khách hàng đàm phán thương lượng và làm việc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
  • Luật sư tham gia tư cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hàng hóa

Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hàng hóa

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, giúp tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc khác hoặc muốn tìm hiểu thêm các quy định tư vấn pháp luật dân sự về bồi thường, tranh chấp hợp đồng, hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE: 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716