Thủ tục xin giám định lại trường hợp vết thương còn sót đòi hỏi sự chính xác và kỹ lưỡng trong việc giám định lại các trường hợp còn sót vết thương của các thương binh. Để thực hiện thủ tục này, cá nhân cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu đơn được quy định, đồng thời kèm theo các tài liệu y tế cần thiết như bệnh án, kết quả xét nghiệm…. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các quy định liên quan đến vấn đề trên, mời quý độc giả tham khảo.
Thủ tục xin giám định lại trường hợp vết thương còn sót
Các trường hợp giám định lại vết thương còn sót
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các trường hợp giám định lại vết thương còn sót như sau:
- Giấy chứng nhận bị thương ghi nhiều vết thương nhưng trong Biên bản giám định thương tật chưa khám đủ các vết thương đó;
- Giấy chứng nhận bị thương và Biên bản giám định không thể hiện có mảnh kim khí, đến nay qua chiếu, chụp phát hiện còn mảnh kim khí trong cơ thể.
Do đó, để khẳng định vết thương còn sót hay không thì phải đối chiếu Giấy chứng nhận bị thương với Biên bản giám định thương tật. Trường hợp còn sót mảnh kim khí thì phải đối chiếu giữa Giấy chứng nhận bị thương, Biên bản giám định thương tật trước đây và kết quả chụp chiếu, chẩn đoán của bệnh viện.
Tham khảo thêm: Giám định thương tích ở đâu
Thủ tục xin giám định lại vết thương còn sót đối với thương binh
Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về Hồ sơ khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương đối với trường hợp còn tại ngũ, công tác trong công an, quân đội cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương theo Mẫu số 33 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP
- Kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện tuyến huyện hoặc trưng tâm y tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) đối với trường hợp người bị thương còn sót mảnh kim khí.
- Phiếu phẫu thuật hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
Thủ tục thực hiện
Căn cứ Điều 9 Thông tư 55/2022/TT-BQP quy định về quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ, công tác còn sót vết thương cụ thể như sau:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm:
- Kiểm tra, xét duyệt;
- Có văn bản kèm các giấy tờ nêu trên đề nghị cấp trên trực tiếp giải quyết theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày) và gửi đến cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh.
Bước 3: Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh đối chiếu hồ sơ và gửi đến Cục Chính sách
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định, Cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ nơi quản lý hồ sơ thương binh có trách nhiệm:
- Đối chiếu hồ sơ lưu trữ tại cơ quan;
- Có văn bản kèm theo các giấy tờ nêu trên, bản trích lục hồ sơ thương binh, bản sao giấy chứng nhận bị thương, bản sao biên bản của các lần giám định trước, báo cáo theo phân cấp và gửi đến Cục Chính sách.
Trường hợp người bị thương nhiều lần, đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định mà không có giấy chứng nhận bị thương lưu tại cơ quan thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương đó.
Trường hợp người bị thương không có hồ sơ lưu tại cơ quan thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương, biên bản của các lần giám định trước.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ, cấp giấy giới thiệu giám định
- Cục Chính sách trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có trách nhiệm thẩm định và chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.
- Cục Chính trị quân khu trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể.
Bước 5: Hội đồng y khoa tổ chức giám định lại vết thương
Hội đồng giám định y khoa các cấp trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 55/2022/TT-BQP.
Sau nhận được biên bản giám định y khoa, trong vòng 05 ngày, Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) sẽ có trách nhiệm:
- Ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời sau khi giám định lại sau khi giám định lại có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên;
- Cấp giấy chứng nhận thương binh; chuyển hồ sơ kèm theo quyết định về cơ quan, đơn vị đề nghị để quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi.
Giám định lại vết thương còn sót
Thủ tục xin giám định lại trường hợp vết thương còn sót
Thủ tục giám định lại trường hợp vết thương còn sót đối với thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh đối với trường hợp không thuộc người tại ngũ, công tác trong quân đội, công an như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về Hồ sơ khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương đối với trường hợp còn tại ngũ, công tác trong công an, quân đội cụ thể như sau:
- Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương theo Mẫu số 33 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP
- Kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện tuyến huyện hoặc trưng tâm y tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) đối với trường hợp người bị thương còn sót mảnh kim khí.
- Phiếu phẫu thuật hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.
Thủ tục thực hiện
Căn cứ khoản 2 Điều 42 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về Hồ sơ, thủ tục khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với trường hợp còn sót vết thương đối với trường hợp không thuộc người tại ngũ, công tác trong quân đội, công an:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Bước 2: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ sẽ đối chiếu hồ sơ, cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kèm bản trích lục hồ sơ thương binh.
- Trường hợp người bị thương nhiều lần, đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định mà không có giấy chứng nhận bị thương lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương đó.
- Trường hợp người bị thương không có hồ sơ lưu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì yêu cầu cá nhân bổ sung thêm giấy chứng nhận bị thương, biên bản của các lần giám định trước.
Bước 3: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Hội đồng giám định y khoa kể tổ chức khám giám định thương tật, ban hành biên bản giám định y khoa.
Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm:
- Ban hành quyết định điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hoặc quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với trường hợp còn sót vết thương, còn sót mảnh kim khí hoặc có tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời sau khi giám định lại có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên.
- Cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Luật sư tư vấn giám định lại trong trường hợp vết thương còn sót
- Tư vấn các trường hợp giám định lại vết thương còn sót;
- Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện giám định lại trong trường hợp vết thương còn sót;
- Tư vấn về các quyền lợi pháp lý của thương binh liên quan đến thủ tục giám định lại, bao gồm quyền lợi về hỗ trợ tài chính, bảo hiểm và chăm sóc y tế; các trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
- Hỗ trợ soạn thảo các giấy tờ, tài liệu cần thiết;
- Thu thập và chuẩn bị tài liệu cần thiết, bao gồm mẫu đơn và các tài liệu y tế;
- Đại diện cho thương binh trong quá trình thực hiện giám định hoặc gặp gỡ với các chuyên gia y tế khi thực hiện thủ tục giám định lại;
- Khiếu nại, khởi kiện đối với kết quả giám định lại nếu có bất kỳ vấn đề vi phạm hay tranh chấp nào phát sinh.
Tư vấn xin giám định lại trong trường hợp vết thương còn sót
Thông tin về thủ tục, quy định về giám định lại đối với trường hợp vết thương còn sót đã được chúng tôi đưa ra nêu trên. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hay khó khăn về giám định thương tật vết thương còn sót, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900633716 để được Luật sư hành chính để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: