Giám định thương tật đánh nhau ở đâu? thời gian, chi phí, thủ tục

Giám định thương tật đánh nhau ở đâu đang là mối quan tâm người bị đánh vì đây là thủ tục có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời liên quan đến các vấn đề khác như bảo hiểm, bồi thường….Việc giám định thương tật cần tuân thủ quy định pháp luật. Bài viết dưới đây thông tin sẽ chi tiết đến những quy định pháp luật về địa điểm, thời gian, chi phí và thủ tục giám định thương tật đánh nhau theo quy định hiện nay.

Giám định thương tật đánh nhau

Giám định thương tật đánh nhau

Thực hiện giám định thương tật đánh nhau ở đâu?

Căn cứ Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), tổ chức giám định tư pháp công lập có thẩm quyền tiến hành giám định thương tật bao gồm:

Thứ nhất, về lĩnh vực pháp y bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

Thứ hai, về lĩnh vực pháp y tâm thần bao gồm:

  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.

Thứ ba, về lĩnh vực kỹ thuật hình sự bao gồm:

  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
  • Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Như vậy, căn cứ quy định trên, khi cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe thì việc giám định xác định về tỷ lệ thương tật sẽ được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, bao gồm: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an). Còn kết quả giám định thực hiện ngoài những tổ chức này sẽ không được công nhận.

>>> Xem thêm: Giám định thương tích ở đâu?

Thời gian giám định thương tật

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn giám định thương tật là không quá 09 ngày.

Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

>>> Xem thêm: Thời Gian Giám Định Thương Tật Là Bao Lâu Có Kết Quả?

Chi phí thực hiện giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Các loại chi phí giám định trong tố tụng hình sự gồm cụ thể:

  • Các loại được quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH quy định về chi phí giám định, định giá;
  • Chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và quy định chi tiết tại các Điều 3, 4, 5, 6 Nghị định 81/2014/NĐ – CP.

Theo đó, chi phí giám định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:

  • Chi phí tiền lương và các khoản thù lao cho người thực hiện giám định;
  • Chi phí vật tư tiêu hao;
  • Chi phí sử dụng dịch vụ;
  • Chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị;
  • Các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giám định thương tật cơ thể

Hồ sơ gửi giám định

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Văn bản yêu cầu giám định/đề nghị giám định;
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Thủ tục giám định

Thủ tục giám định thương tật đánh nhau được thực hiện như sau:

Bước 1: Người có quyền yêu cầu giám định thương tích hoặc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.

Bước 3: Gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định:

  • Kết luận giám định ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật Giám định tư pháp
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định gửi kết quả giám định cho Viện Kiểm soát.
  • Cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

Cơ sở pháp lý: Điều 207, 209, 213 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Thủ tục giám định thương tật đánh nhau

Thủ tục giám định thương tật đánh nhau

Luật sư tư vấn giám định thương tật

  • Tư vấn các trường hợp giám định thương tật;
  • Tư vấn địa điểm, chi phí, thời gian giám định thương tật;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục yêu cầu giám định thương tật;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, văn bản cần thiết;
  • Tư vấn, soạn đơn tố giác tội phạm đánh người gây thương tích;
  • Tư vấn, soạn đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường do bị đánh gây thương tích;
  • Trao đổi với người bị hại để nghiên cứu vụ việc, trực tiếp hoặc cùng bị hại thu thập chứng cứ, vật chứng vụ án để bảo vệ trong vụ việc đánh nhau dẫn đến thương tích;
  • Luật sư tham gia bảo vệ bị hại trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Tư vấn giám định thương tật đánh nhau

Tư vấn giám định thương tật đánh nhau

Người bị đánh cần hiểu rõ các quy định pháp luật về địa điểm, thời gian, chi phí cũng như hồ sơ, thủ tục giám định thương tật đánh nhau. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hay khó khăn về giám định thương tật, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900633716 để được luật sư hình sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716