Tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự bị phạt như thế nào là vấn đề cần được chú trọng trong công tác điều tra vụ án hình sự. Nếu bí mật của một vụ án điều tra về hình sự bị rò rỉ ra bên ngoài có thể dẫn đến việc bị xâm phạm quyền riêng tư, sự thật của vụ án không còn được bảo mật hoặc thậm chí bị bẻ cong. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin giúp quý khách nắm rõ hơn về vấn đề này.
Tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự
Bí mật điều tra trong vụ án hình sự là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về định nghĩa bí mật điều tra. Tuy nhiên, bí mật điều tra hiểu một cách đơn giản đó là những thông tin, dữ liệu, hoặc chi tiết liên quan đến quá trình điều tra một vụ án hình sự mà không được tiết lộ cho công chúng hoặc các bên liên quan khác không phải là người có thẩm quyền biết. Mục đích của bí mật điều tra là bảo vệ tính minh bạch, hiệu quả và sự công bằng trong quá trình tìm hiểu sự thật của một vụ án.
Điều tra trong vụ án hình sự
Quy định của pháp luật về việc không tiết lộ bí mật điều tra
Pháp luật quy định về việc không được tiết lộ bí mật điều tra như sau:
- Trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra. Yêu cầu này được ghi vào biên bản.
- Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Căn cứ pháp lý: Điều 177 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Ngoài ra:
- Người giám định có nghĩa vụ giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định (Khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
- Người định giá tài sản có nghĩa vụ giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện định giá tài sản (điểm b khoản 3 Điều 69 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
- Người phiên dịch, người tường thuật có nghĩa vụ giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật (điểm c khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
- Người bào chữa có nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa (điểm e khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Như vậy, trong một số trường hợp cần giữ bí mật điều tra thì các chủ thể tố tụng và người tham gia tố tụng đều không được tiết lộ bí mật điều tra.
Hậu quả pháp lý khi tiết lộ bí mật điều tra
Phạt tiền
Việc tiết lộ bí mật điều tra có thể bị phạt tiền:
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật trừ trường hợp những chủ thể trên không yêu cầu luật sư phải giữ bí mật này;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp những chủ thể tố tụng không không yêu cầu luật sư phải giữ bí mật này;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật.
Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cho việc tiết lộ bí mật điều tra:
- Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra đối với hành vi tiết lộ bí mật điều tra;
- Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra đối với hành vi tiết lộ bí mật điều tra;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tiết lộ bí mật điều tra.
Như vậy, căn cứ vào từng tính chất mức độ của sự việc mà người có hành vi tiết lộ bí mật sẽ có biện pháp khắc phục hậu quả, phạt tiền dựa vào đấy.
Căn cứ pháp lý: Điều 10 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15.
Phạt tù
Việc tiết lộ bí mật điều tra có thể bị phạt tù tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào nội dung bị tiết lộ và hậu quả tác hại cho hoạt động điều tra mà hình thức xử lý sẽ là kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Một trong những trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm như là:
Tội gián điệp (Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Có tổ chức; Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; Phạm tội 02 lần trở lên; Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật; Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; Để người khác sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên; Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự (Điều 404 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 361 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Là chỉ huy hoặc sỹ quan; Trong khu vực có chiến sự; Trong chiến đấu; Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự (Điều 406 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 338 và Điều 362 của Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Là chỉ huy hoặc sỹ quan; Trong khu vực có chiến sự; Trong chiến đấu; Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, căn cứ vào từng tính chất mức độ hậu quả của việc tiết lộ bí mật gây hại đến hoạt động điều tra như thế nào sẽ bị xử lý dựa vào đó.
Căn cứ pháp lý: Điều 110, Điều 337, Điều 338, Điều 361, Điều 362, Điều 404, Điều 406 Bộ luật Hình sự 2015.
Luật sư tư vấn quy định pháp luật về việc tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự
Ở Luật L24H, chúng tôi đảm bảo hỗ trợ tư vấn pháp lý tối ưu nhất dành cho Quý khách thông qua một số vấn đề sau đây:
- Tư vấn quy định pháp luật về việc tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự;
- Tư vấn, phân tích những vấn đề về khung hình phạt, mức hình phạt của tội danh liên quan, khả năng bị truy tố hành vi tiết lộ bí mật điều tra;
- Tư vấn, hướng dẫn về những cách thức, việc cần làm để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của mình;
- Hỗ trợ soạn thảo các đơn liên quan đến vụ án;
- Luật sư bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong vụ việc tiết lộ bí mật điều tra
- Tư vấn giúp ổn định tâm lý cho khách hàng…
Tham khảo thêm về: Dịch vu luật sư bào chữa
Tư vấn quy định về tiết lộ bí mật điều tra trong vụ án hình sự
Bí mật trong hoạt động điều tra có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đối với sự khách quan của một vụ án. Vì thế, để đảm bảo yếu tố khách quan chúng ta cần tuân thủ giữa bí mật khi được người có thẩm quyền yêu cầu không được tiết lộ. Do đó, nếu quý khách có thắc mắc hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ luật sư hình sự, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.633.716 để được hỗ trợ sớm nhất.