Có được thay đổi ý kiến đã hòa giải thành tranh chấp đất đai cấp xã không là câu hỏi phổ biến do tranh chấp đất đai là loại tranh chấp xảy ra nhiều trên thực tế. Khi có đất tranh chấp cần khởi kiện ra Tòa thì trước hết phải được hòa giải ở UBND xã/ phường/thị trấn nơi có đất tranh chấp. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp một số thông tin xung quanh câu hỏi có được thay đổi ý kiến hòa giải hòa giải thành ở cấp xã không?
Hòa giải tranh tranh chấp đất đai tại cấp xã
Quy định về hòa giải tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai
Căn cứ khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định:
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Như vậy, thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc về Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã. Ngoài ra, phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cũng có quyền hòa giải trong trương hợp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã không tham gia hòa giải được.
Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai
Thời gian thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 là không quá 45 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai..
>>> Tham khảo thêm: Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã là bao lâu?
Trường hợp bắt buộc hòa giải tranh chấp đất đai
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao về hướng dẫn một số quy định tại khoản và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ có quy định như sau:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai trước khởi kiện ra Tòa thì bắt buộc phải tiến hành hòa tại Ủy ban Nhân dân cấp xã. Còn đối với các tranh liên quan đến đất, hòa giải không bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án giải quyết.
>>> Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi Ủy ban nhân dân xã giải quyết
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Biên bản Hòa giải tranh chấp đất đai
Bước 1: Một trong các bên tranh chấp đất đai gửi đơn hòa giải đến Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất
Bước 2: Khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bước 3: Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành
- Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải có đầy đủ các nội dung tại khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP
- Nếu hòa giải thành thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét và bổ sung ý kiến, sau đó lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành
- Nếu hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, điểm a, c khoản 1, 2, 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Khi hòa giải thành tranh chấp đất đai cấp xã thì có được thay đổi ý kiến không?
Theo khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
Như vậy, khi hòa giải thành các bên tranh chấp đất đai vẫn được quyền thay đổi ý kiến khác với nội dung đã thống nhất nhưng phải trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành.
Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai
Tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.
- Tư vấn thủ tục khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
- Hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
- Liên hệ và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng
Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp có nhiều hình thức giải quyết, trong đó có hình thức hòa giải ở cấp xã. Qua bài viết trên, Luật L24H đã cung cấp một số thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai và hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu luật sư tư vấn luật đất đai, tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời tận tâm, miễn phí. Xin cảm ơn.