Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi Ủy ban nhân dân xã giải quyết

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi Ủy ban nhân dân Xã giải quyết là đơn đầu tiên của người dân gửi lên UBND xã, Phường, Thị Trấn nơi có đất đang tranh chấp để tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp. Bài viết sẽ hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại xã, phường, thị trấn, tư vấn thủ tục khởi kiện tại UBND Huyện, Tỉnh và Tòa Án có thẩm quyền giải quyết.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Thực ra, tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích giữa các chủ thể trong xác định ai là người có quyền sử dụng đối với một thửa đất nhất định. Hiến pháp 2013 ghi nhận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trong điều kiện đó, tranh chấp đất đai chính là tranh chấp quyền sử dụng đất.

Trên thực tế, tranh chấp đất đai chính là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm, tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn, tranh chấp đòi lại đất.

Cơ sở pháp lý: khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013.

Hàng xóm tranh chấp đất đai

Hàng xóm tranh chấp đất đai

Những cách giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.Hòa giải tại UBND cấp xã là một thủ tục mang tính chất bắt buộc bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của các bên đương sự khi vụ việc đã trải qua giai đoạn hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp (Điều 203 Luật Đất đai) trừ các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất. Nếu việc hòa giải không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 , Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành hướng dẫn một số quy định tại khoản 1, 3 Điều 192 BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế đời sống hiện nay vì Tòa án được tổ chức và có cơ chế hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên các phán quyết của Tòa án đảm bảo sự công bằng, khách quan, công minh, có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 203, điểm b khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018)

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013

hòa giải tranh chấp đất đai tại ubnd xã

Ủy ban nhân dân xã là nơi có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Cơ quan đầu tiên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân cấp xã, cụ thể Ủy ban nhân dân cấp  xã sẽ có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp tại địa phương. Nếu việc hòa giải không thành thì các cơ quan sau sẽ có thẩm quyền giải quyết:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: tranh chấp đất đai trong trường hợp mà một bên tranh tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 202,  203 Luật đất đai 2013

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai khởi kiện ở đâu?

Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ủy ban nhân dân xã giải quyết

>>> Tải tại đây: Mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi Ủy ban nhân dân xã giải quyết

Luật sư hướng dẫn soạn đơn tranh chấp đất đai gửi ủy ban nhân dân xã giải quyết

  • Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan đến tranh chấp gửi ủy ban nhân dân xã.
  • Tham gia vào các giai đoạn tiếp theo nếu hòa giải tại ủy ban nhân dân xã không thành.
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp những vấn đề pháp lý liên quan đến mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi ủy ban nhân dân xã giải quyết như khái niệm tranh chấp đất đai, các cách giải quyết tranh chấp cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu quý bạn đọc có khó khăn hoặc thắc mắc gì vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn luật miễn phí 1900.633.716 để được luật sư đất đai tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.81 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716