Căn cứ thu hồi quyết định về thi hành án dân sự khi nào được quy định cụ thể trong Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014. Sau khi ra quyết định về thi hành án dân sự, nếu xét thấy có căn cứ quyết định thi hành án thuộc các trường hợp buộc phải thu hồi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyết sẽ tiến hành các thủ tục thu hồi quyết định về thi hành án đã ban hành theo đúng quy định Pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp làm rõ vấn đề này.
Cơ quan thu hồi quyết định thi hành án
Thẩm quyền ra quyết định về thi hành án dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 35, 36 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì thẩm quyền ra quyết định về thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn;
- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
- Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
- Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây:
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;
- Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
- Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
>>> Xem thêm: Trường hợp nào cơ quan thi hành án dân sự cần ủy thác thi hành án
Các loại quyết định về thi hành án dân sự
Các loại quyết định về thi hành án dân sự bao gồm:
1. Quyết định thi hành án
- Quyết định thi hành án trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án
- Quyết định thi hành án trong trường hợp thi hành án theo yêu cầu
2. Quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ và ủy thác thi hành án dân sự
- Quyết định hoãn thi hành án
- Quyết định tạm đình chỉ thi hành án
- Quyết định đình chỉ thi hành án
- Quyết định ủy thác thi hành án
3. Quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
4. Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự
5. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự
- Quyết định giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự
- Quyết định xác minh nội dung tố cáo.
6. Các quyết định khác
- Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.
- Quyết định về việc tiếp tục thi hành án.
- Quyết định về việc khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án.
- Quyết định về việc thu hồi quyết định về thi hành án.
- Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án
- (…)
Quyết định thi hành án dân sự
>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự
>>> Xem thêm: Khi nào sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự
Thu hồi quyết định về thi hành án dân sự
Căn cứ thu hồi
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, việc thu hồi quyết định thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Thẩm quyền ban hành quyết định về thi hành án dân sự không đúng;
- Có sai sót trong quyết định về thi hành án làm thay đổi nội dung vụ việc;
- Quyết định về thi hành án không còn căn cứ.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao
Quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ quyết định về thi hành án phải ghi rõ căn cứ, nội dung và hậu quả pháp lý của việc thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ.
Thẩm quyền thu hồi
Theo quy định Điều 37 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, thẩm quyền thu hồi:
- người ra quyết định về thi hành án
- người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp trên
Luật sư tư vấn về thi hành án dân sự
- Soạn thảo đơn yêu cầu thi hành án dân sự;
- Nhận ủy quyền khách hàng thực hiện yêu cầu thi hành án dân sự, các công việc khác; liên quan trong quá trình thi hành án để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho khách hàng;
- Xác minh thu thập tài liệu chứng cứ về điều kiện thi hành án;
- Liên hệ yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin cần; thiết để thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
- Khiếu nại hành vi thi hành án trái quy định pháp luật;
- Tố giác khi có dấu hiệu hình sự trong quá trình thi hành án.
Luật sư tư vấn thi hành án dân sự
Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục nhằm xác minh lại bản án, quyết định của Tòa án là một hoạt động quan trọng và cần thiết. Không tránh khỏi những trường hợp vì một số lý do khách quan hoặc chủ quan dẫn đến quyết định thi hành án không chính xác. Thu hồi quyết định thi hành án dân sự cần thực hiện đúng quy trình và thủ tục. Nếu như các bạn còn thắc mắc hay quan tâm đến Dịch vụ luật sư giải quyết thi hành án dân sự của chúng tôi, có thể liên hệ với Luật sư dân sự của Luật L24H tư vấn trực tuyến miễn phí 1900.633.716 và trình bày nội dung, sự việc cần tham vấn để được luật sư tư vấn về thi hành án hỗ trợ tốt nhất.