Luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự là dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp, nhằm tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong vấn đề khởi kiện ra tòa án để giải quyết các tranh chấp dân sự. Dịch vụ này bao gồm: Tư vấn pháp lý, soạn thảo đơn khởi kiện, đại diện cho bên yêu cầu tham gia phiên tòa. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải quyết các vấn đề nêu trên.

Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

  • Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  • Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
  • Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng
  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đối tượng tranh chấp, nơi cư trú của đương sự,… Do đó, để được tư vấn về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án được nêu trên thì khách hàng nên tham khảo ý kiến của luật sư khi gặp phải vấn đề tranh chấp dân sự.

Quy trình soạn thảo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Về chuẩn bị hồ sơ đính kèm theo với đơn khởi kiện thì căn cứ khoản 4,5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Các giấy tờ về nhân thân: Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan, người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có, có thể bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Các giấy tờ có liên quan khác.

Về quy trình soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp dân sự như sau:

Thứ nhất, hình thức và nội dung của Đơn khởi kiện

Hình thức và nội dung của Đơn khởi kiện phải tuân thủ quy định của pháp luật. Theo đó, người khởi kiện có thể tự soạn Đơn khởi kiện đáp ứng hình thức và nội dung theo luật định hoặc sử dụng mẫu Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Trong đó, người khởi kiện cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định rõ ràng, chính xác Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định hiện hành và thể hiện nội dung này trong Đơn khởi kiện;
  • Trình bày chi tiết các số liệu, các khoản nợ, các khoản bồi thường (viết đúng đơn vị tiền tệ như Đồng Việt Nam, Đô la Mỹ…), đặc biệt lưu ý đến các số liệu là cơ sở quan trọng để xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
  • Người khởi kiện cần nêu tóm tắt nội dung vụ việc để Tòa án có thể nhanh chóng nắm được sơ bộ quan hệ tranh chấp của các bên và xác định các căn cứ để xem xét và giải quyết vụ việc.

Thứ hai, căn cứ khởi kiện:

Nội dung này bao gồm các quy định trong hợp đồng; quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan để chứng minh cho việc quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại và yêu cầu khởi kiện là có cơ sở. Nội dung này thường nêu thời điểm các bên xác lập quan hệ pháp luật dân sự và mô tả quá trình phát sinh tranh chấp.

Thứ ba, các tài liệu đính kèm Đơn khởi kiện

Kèm theo Đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, sau đó bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Mặc dù theo quy định trên Người khởi kiện có thể bổ sung tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án, nhưng trên thực tế người khởi kiện cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm một cách cụ thể và rõ ràng ngay từ đầu để Tòa án có đầy đủ căn cứ thụ lý vụ án.

>>> Xem thêm: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Mẫu đơn khởi kiện và cách điền thông tin đơn khởi kiện dân sự mới nhất

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp dân sự là Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

 Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự – Mẫu số 23-DS

Dưới đây là cách điền thông tin đơn khởi kiện:

  • (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
  • (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
  • (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
  • (4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
  • (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
  • (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
  • (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: hợp đồng vay mượn tiền, văn bản tài liệu có giá trị như một giao dịch vay tài sản, …)
  • (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
  • (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
  • Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Tham khảo thêm: Nộp đơn khởi kiện tranh chấp dân sự ở đâu

Vì sao cần được luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo khi khởi kiện dân sự?

Việc khách hàng cần được luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo khi khởi kiện dân sự sẽ giúp khách hàng những lợi ích sau đây:

  • Luật sư có kiến thức chuyên môn sâu rộng về pháp luật tố tụng dân sự, các quy định liên quan đến lĩnh vực tranh chấp của khách hàng. Nhờ vậy, họ có thể giúp khách hàng hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình và xác định phương án khởi kiện phù hợp nhất.
  • Luật sư sẽ giúp bạn phân tích vụ việc, xác định đúng bản chất, căn cứ pháp lý để khởi kiện, từ đó soạn thảo đơn khởi kiện đúng trình tự, đầy đủ nội dung, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
  • Việc khách hàng tự mình soạn thảo đơn khởi kiện mà không có sự am hiểu về pháp luật có thể dẫn đến nhiều sai sót, thiếu sót, ảnh hưởng đến kết quả vụ kiện. Do đó, luật sư sẽ giúp khách hàng rà soát hồ sơ, đảm bảo đơn khởi kiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt pháp lý, tránh những sai sót có thể khiến đơn bị trả lại.
  • Thay vì khách hàng tự mình tìm hiểu pháp luật, thu thập bằng chứng, soạn thảo đơn từ, thì khách hàng có thể giao toàn bộ công việc này cho luật sư. Nhờ vậy, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho bản thân.

Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp dân sự

Soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp dân sự là việc lập văn bản theo quy định của pháp luật, nêu rõ nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự giữa các đương sự. Dưới đây có cung cấp một số dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp dân sự như sau:

  • Soạn thảo đơn từ khởi kiện, bản tự khai,… cho thân chủ tùy vào vị trí tố tụng của khách hàng
  • Luật sư soạn thảo Đơn trình bày, Đơn đề nghị, Đơn yêu cầu thu thập tài liệu chứng cứ, Đơn tường trình, đơn khiếu nại hành vi vi phạm…
  • Soạn thảo đơn Kháng cáo Bản án sơ thẩm; Đơn đề nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm đối với Bản án đã có hiệu lực pháp luật

Soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp dân sự

Soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp dân sự

Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư đại diện khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Tham khảo thêm: Chi phí thuê luật sư vụ án dân sự

Tranh chấp dân sự là vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức. Để giải quyết tranh chấp dân sự một cách hợp pháp và hiệu quả, việc tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện từ luật sư dân sự đóng vai trò quan trọng. Và bài viết có cung cấp cho khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự. Nếu còn thắc mắc xin liên hệ qua số hotline: 1900.633.716 để được giải quyết.

Scores: 4.7 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716