Tư vấn bảo vệ quyền lợi người mua nhầm nhà đất có tranh chấp

Tư vấn bảo vệ quyền lợi người mua nhầm nhà đất có tranh chấp là việc tư vấn pháp luật, các phương án giải quyết khi mua đất có tranh chấp. Một trong những vấn đề mà người mua đất hay gặp phải đó là mua nhầm nhà đất có tranh chấp và sau đó phải đối mặt với nhiều rủi ro mất mát về tài sản vô cùng lớn. Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết  để bảo vệ quyền lợi người mua phải nhà đất khi có tranh chấp

Tư vấn bảo vệ quyền lợi người mua nhầm nhà đất có tranh chấp

Tư vấn bảo vệ quyền lợi người mua nhầm nhà đất có tranh chấp

Đất đang có tranh chấp là gì?

Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp thửa đất đó với cá nhân, tổ chức khác, với Nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…

Đất đang tranh chấp có bán được không?

Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Với quy định trên thì đất đang tranh chấp không thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải tiến hành thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng

Điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng

Mua nhầm nhà đất đang tranh chấp xử lý như thế nào?

Nhà đất đang tranh chấp thì không thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng, tặng cho… được. Vì vậy giao dịch mua bán nhà đất này sẽ bị vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Người mua đất dính tranh chấp có quyền yêu cầu bên bán hoàn trả lại số tiền đặt cọc, số tiền mà bên mua đã chuyển cho bên bán.

Các phương thức giải quyết có thể sử dụng:

  • Hoà giải, Thương lượng
  • Khởi kiện ra Toà án

Thủ tục khởi kiện đòi lại tiền khi mua phải nhà đất dính tranh chấp

Hồ sơ

  • Đơn kiện phải có đầy đủ nội dung chính theo khoản 4, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước nhân dân người khởi kiện
  • Hợp đồng mua nhà đất hoặc hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
  • Các giấy tờ, chứng cứ khác có liên quan đến quan hệ hợp đồng này

Thủ tục

Bước 1: Nộp đơn

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn kiện:

Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định thủ tục nhận và xử lý đơn kiện như sau:

  • Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
  • Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết

Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Sau khi nhận biên lai, toà ra Thông báo thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi khi mua nhầm nhà đất đang có tranh chấp

  • Hướng dẫn soạn thảo đơn, hồ sơ và chuẩn bị giấy tờ đính kèm khi mua nhầm đất dính tranh chấp
  • Giải thích quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại tiền khi mua nhầm nhà đất đang có tranh chấp
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền, thay mặt tham gia tố tụng yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Thực trạng mua nhầm nhà đất đang có tranh chấp diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Khi mua nhầm nhà đất đang tranh chấp, nếu không hòa giải được thì nộp đơn khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc cần Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ với chúng tôi  qua HOTLINE: 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Scores: 4.8 (33 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716