Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội là dịch vụ Luật sư hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai. Qua sự hỗ trợ của Luật sư, không những việc giải quyết tranh chấp được diễn ra dễ dàng mà người có đất tranh chấp còn có thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Dưới đây là dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội của Luật L24H cung cấp nhằm hướng dẫn hòa giải, khởi kiện, tranh tụng tại Tòa án, mời quý khách tham khảo.

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội

Tranh chấp đất đai là gì? 

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2014, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai được chia thành các dạng như sau:

  1. Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất. Nội dung của loại tranh chấp trên sẽ xoay quanh vấn đề ai là người có quyền sử dụng đối với phần diện tích đất tranh chấp. Các tranh chấp phổ biến có thể kể đến như: tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất, tranh chấp về ranh giới đất…
  2. Thứ hai, tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Là các tranh chấp có nội dung liên quan đến quyền sử dụng đất thông qua các hoạt động mua bán, tặng cho, thế chấp, thừa kế… Các tranh chấp phổ biến có thể kể đến như tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp thừa kế nhà, đất và các vấn đề tương tự.

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai

Hoà giải tranh chấp đất đai

Hoà giải tranh chấp đất đai

Hoà giải tranh chấp đất đai

Khi có đơn yêu cầu của một trong các bên trong tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trong thời hạn trên, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng giải quyết tranh chấp đất đai gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
  • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nội dung của buổi hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản trên phải có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban Nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật Đất đai 2013, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).

Khởi kiện ra Toà

Sau khi hòa giải không thành tại Ủy ban Nhân dân cấp xã, một trong các bên có quyền khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.

Căn cứ Khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 203, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong trường hợp sau:

  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hoặc tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà các bên lựa chọn Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

Để được giải quyết tranh chấp, các bên cần gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn đến Tòa án Nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bản án giải quyết vụ án tranh chấp đất đai của Tòa án có hiệu lực thi hành khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng nghị đối với bản án sơ thẩm; có hiệu lực thi hành kể từ ngày tuyên án đối với bản án phúc thẩm.

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành đối với phán quyết trên. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Cơ sở pháp lý: Điều 203 Luật Đất đai 2013, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Yêu cầu UBND các cấp

Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền có thể giải quyết tranh chấp đất đai khi thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

  • Đã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nhưng hòa giải không thành.
  • Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.
  • Một trong các bên trong tranh chấp đất đai lựa chọn Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thông qua Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban Nhân dân được quy định như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền được thực hiện theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ có hiệu lực thi hành. Đồng thời, các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành đối với quyết định trên. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Căn cứ pháp lý: Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 203 Luật Đất đai 2013.

>>Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh

Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội

Gói tư vấn – soạn thảo

Để hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi, Luật L24H cung cấp gói dịch vụ luật sư tại Hà Nội: tư vấn – soạn thảo gồm các vấn đề sau:

  • Tư vấn, hướng dẫn quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp.
  • Tư vấn hướng giải quyết phù hợp với nội dung tranh chấp đất đai của khách hàng.
  • Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn cách xử lý, giải quyết khi gặp vấn đề phát sinh không đáng có.
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, gồm: đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết, đơn khiếu nại/tố cáo…
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập, chuẩn bị tài liệu chứng cứ có lợi cho mình.

Dịch vụ trọn gói tố tụng

Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp Dịch vụ trọn gói giải quyết tranh chấp đất đai. Dịch vụ trên bao gồm: Trợ lý Luật sư nhận đại diện ủy quyền – Luật sư tranh tụng tham gia phiên tòa – Tư vấn chuyên sâu – Soạn thảo toàn bộ Văn bản – Đơn từ. Khi sử dụng dịch vụ trên, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách hàng giải quyết toàn bộ vấn đề của khách hàng – từ lúc bắt đầu cho đến khi có kết quả.

Với đội ngũ Chuyên viên pháp lý, Luật sư đông đảo, am hiểu pháp luật, nhiều kinh nghiệm của Luật L24h tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tốt nhất đối với Quý khách hàng. Cùng với đó, nội dung, quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp sẽ luôn được luật sư, chuyên viên cập nhật.

Do đó, khách hàng có thể thực hiện các công việc hằng ngày kháng và an tâm về quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Dịch vụ Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Phí dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội

Phí dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Hà Nội của Luật L24H sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể. Qua đó, khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, đội ngũ luật sư sẽ xem xét, đánh giá dựa trên các yếu tố như:

  • Mức độ phức tạp của tranh chấp;
  • Công sức mà Luật sư phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp cho khách hàng.

Các dịch vụ Luật sư do Luật L24H luôn căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của khách hàng. Qua đó, phí dịch vụ luôn đạt tiêu chí “phù hợp với mọi người – mọi nhà”.

Để giải quyết tranh chấp đất đai, việc liên hệ với Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai là lựa chọn cần thiết và sáng suốt. Dưới sự hỗ trợ của Luật sư đất đai, quý khách hàng có thể an tâm về việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư đất đai, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.633.716 để nhận được sự hỗ trợ.

Scores: 4.9 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716