Tư vấn giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ là một dạng tranh chấp đất đai thường xuyên diễn ra, khi các bên tranh chấp mà cả hai hoặc một bên không có giấy tờ nào chứng minh việc sở hữu đất. Việc giải quyết tranh chấp đất khai hoang đòi hỏi cần có kinh nghiệm giải quyết và sự hiểu biết về luật pháp nói chung, luật đất đai nói riêng. Các thông tin về vấn đề này sẽ cung cấp cho quý khách thông qua bài viết dưới đây.

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Đất khai hoang là gì?

Để xác định khu đất khai hoang có thể dựa vào các tiêu chí sau:

  • Đất khai hoang là đất đang để hoang hoá
  • Đất khai hoang là đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
  • Đất khác mà thời điểm sử dụng mảnh đất trên thực địa không thuộc quyền sở hữu của ai khác
  • Sử dụng đất khai hoang là sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành thủ tục giao đất theo quy định của pháp luật

Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đất khai hoang có thể được hiểu là đất đang để hoang hóa mà người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ để khai hoang nhằm sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đất khai hoang được hiểu thế nào

Đất khai hoang được hiểu thế nào?

>>> Tham khảo thêm: Đất khai hoang là gì?

Quyền của người sử dụng đất khai hoang

Người sử dụng đất khai hoang trên thực tế được người quản lý sử dụng vào các mục đích sau:

  • Sử dụng để sinh sống
  • Sản xuất hàng hoá
  • Sản xuất nông nghiệp

Vì đất khai hoang là đất chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên sẽ không có các quyền lợi như Điều 166 Luật đất đai 2013 đã quy định :

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Nhận các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình

Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khai hoang

Các căn cứ để thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013:

  • Đất khai hoang có giấy tờ
  • Có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 100 Luật đất đai 2013
  • Sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
  • Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất
  • Việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước phê duyệt

Các điều kiện này được quy định chi tiết như sau:

  • Đất khai hoang không có giấy tờ

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 01/07/2014 cần các điều kiện sau :

  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đã sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 01/07/2004 cần các điều kiện sau :

  • Không vi phạm pháp luật về đất đai;
  • UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

>>> Tham khảo thêm về: Quy định về cấp sổ đỏ cho đất khai hoang

Đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết tranh chấp như thế nào?

Hoà giải tại địa phương

  • Tiếp nhận và xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai ( Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; các tài liệu; chứng cứ khác )
  • UBND cấp xã tiến hành thẩm tra, xác minh hiện trạng sử dụng đất
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
  • Tổ chức cuộc họp hoà giải có sự tham gia của đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ
  • Lập biên bản hoà giải

Căn cứ vào điều 202 Luật đất đai 2013 thì người có tranh chấp sẽ nộp đơn yêu cầu UBND xã nơi có đất tiến hành hòa giải.

Khởi kiện lên UBND, Toà án có thẩm quyền

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ thuộc thẩm quyền giải quyết cử Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án tùy vào sự lựa chọn của các bên tranh chấp sau khi đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

  • Nộp đơn khởi kiện
  • Tòa án thụ lý giải quyết
  • Tòa án xét xử sơ thẩm
  • Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo kháng nghị)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được quy định tại điều 35 và điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Toà án nhân dân có thẩm quyền

Toà án nhân dân có thẩm quyền

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Luật sư tư vấn tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ

Luật sư chuyên môn sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp đất khai hoang như sau:

  • Tư vấn xin cấp giấy tờ quyền sử dụng đất cho đất khai hoang
  • Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để tiến hành thủ tục hòa giải tại cơ sở;
  • Tư vấn thủ tục khiếu nại quyết định của cơ quan
  • Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai lên Tòa án có thẩm quyền;
  • Hướng dẫn soản thạo văn bản đúng quy định của pháp luật;
  • Tư vấn giải pháp pháp lý tối ưu khi phát sinh tranh chấp đất đai

Luật sư đại diện uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất khai hoang

  • Đại diện theo ủy quyền cho quý khách tham gia hòa giải tại UBND cấp xã;
  • Đại diện theo ủy quyền cho quý khách tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
  • Thực hiện việc thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan lưu trữ tại các cơ quan có thẩm quyền;
  • Đối chất với đương sự khác hoặc với người làm chứng.
  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc từ quá trình tố tụng hành chính;
  • Giúp quý khách về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
  • Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
  • Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án…

uyền lợi của người sử dụng đất khai hoang sẽ bị ảnh hưởng do đất vẫn chưa được cấp giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vì thế nếu quý khách đủ điều kiện để xin giấy chứng nhận thì nên làm để có thể bảo vệ quyền lợi cá nhân. Nếu xảy ra tranh chấp đất khai hoang, để lấy lại công bằng và lợi ích của mình, quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới Luật sư tư vấn luật đất đai Luật L24H qua số tổng đài trực tuyến 1900633716 để được tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ đáp nhanh nhất.

Một số bài viết liên quan đất khai hoang có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.71 (43 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716