Giải quyết tranh chấp đất đai theo thừa kế có di chúc

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thừa kế có di chúc ngày nay đang càng xảy ra rất phổ biến, chủ yếu liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đất là tài sản của người đã mất cho người được quyền hưởng tài sản thừa kế và các bên tranh chấp không nắm được những vấn đề pháp lý, thủ tục, trình tự các bước mà các bên phải tiến hành khi giải quyết tranh chấp. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin quan trọng gửi đến Quý độc giả. Xin mời tham khảo.

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thừa kế có di chúc

Giải quyết tranh chấp đất đai theo thừa kế có di chúc

Tính hợp pháp của di chúc theo quy định pháp luật

Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:

Di chúc được coi là hợp pháp khi phải đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

>> Tham khảo thêm về: Cách lập di chúc hợp pháp

Hiệu lực của di chúc thừa kế đất đai

Theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015

Di chúc thừa kế đất đai có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế hay nói cách khác là từ thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Vì vậy di chúc thường được lập trước khi người có di sản mất đi. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng, vẫn có một số trường hợp nhất định, di chúc có thể không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Hiệu lực của di chúc

Hiệu lực của di chúc

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có di chúc

Hồ sơ cần thiết để giải quyết tranh chấp đất đai có di chúc tại UBND cấp huyện bao gồm:

  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
  • Bản sao di chúc
  • Các tài liệu chứng minh di sản
  • Một số tài liệu kèm theo như chứng minh nhân dân, bản sao hộ khẩu, bản sao quyết định hành chính, các tài liệu khác chứng minh cho yêu cầu giải quyết tranh chấp

(Lưu ý: hồ sơ tài liệu chỉ được xem là chứng cứ nếu có bản gốc hoặc bản sao y công chứng, tài liệu photo không được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án)

Nếu việc hòa giải không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc loại giấy tờ khác theo Điều 100 luật đất đai thì giải quyết tranh chấp đó tại Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp, trường hợp này hồ sơ sẽ bao gồm:

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND cấp xã và chữ ký các bên khi tranh chấp đất đai
  • Một số giấy tờ khác có liên quan đến đất đai và vấn đề khởi kiện nhằm mục đích chứng minh

Thời gian để chuẩn bị xét xử là 6 tháng, nếu việc hòa giải tại Tòa án không thành thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

Thẩm quyền giải quyết

Theo như Luật Đất đai 2013 quy định, có thể thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp. Nếu như hòa giải không thành thì theo căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp.

Trong trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau tại  điểm a khoản 3 Điều 203 luật đất đai 2013

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có di chúc

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Các bên tranh chấp đất đai có thể tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ sở. Nếu như không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

Việc giải quyết tranh chấp đai sẽ thực hiện các bước sau:

  1. Bước 1: Cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thực hiện khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp
  2. Bước 2: Tòa án xem xét điều kiện thụ lý, nếu hồ sơ khởi kiện đủ điều kiện, tòa án sẽ tiến hành thụ lý
  3. Bước 3: Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm như: tiến hành lấy lời khai của các đương sự, xem xét thẩm định tại chỗ, đối chất, định giá….Sau đó tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
  4. Bước 4; Tòa án ra quyết định, bản án về vấn đề tranh chấp.

Tóm lại, quyền thừa kế đất đai có di chúc theo Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều xác định cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có quyền được nhận thừa kế đất đai có di chúc.
Khi nhận thừa kế đất đai theo di chúc, các chủ thể này được tiếp nhận toàn bộ các quyền trước đó của chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, cần chú ý rằng người được thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện quyền chỉ khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải lưu tâm các trường hợp không được nhận tài sản thừa kế

Luật sư tư vấn xử lý tranh chấp đất đai có di chúc

  • Tư vấn chia thừa kế là nhà đất; tư vấn luật thừa kế;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng hoặc luật sư bảo vệ quyền lợi cho khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục hành chính hoặc giải quyết tranh chấp đất đai,…
  • Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  • Hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện dân sự, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;
  • Trực tiếp tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến di chúc hoặc theo pháp luật liên quan đến di sản thừa kế là tài sản có tính đặc thù liên quan đến sự điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật liên quan khác như lĩnh vực doanh nghiệp, lĩnh vực pháp luật đất đai nhà ở và bất động sản khác.

Việc giải quyết tranh chấp thừa kế có di chúc là một vấn đề rất quan trọng về thủ tục để chia thừa kế. Vậy nên phân chia tài sản để tuân thủ theo quy định pháp luật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng thì việc lựa chọn dịch vụ luật sư thừa kế tại Luật L24H là một giải pháp hữu hiệu để giúp quá trình thừa kế diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng. Luật sư thừa kế sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, từ việc hợp pháp hóa di chúc, giải quyết tranh chấp tài sản, đến việc đại diện cho tranh tụng tại tòa án. Trong trường hợp cần luật sư tư vấn thừa kế trực tuyến vui lòng liên hệ Luật L24h HOTLINE: 1900633716 để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716