Có được chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài hay không đã được pháp luật quy định cụ thể, đó là trường hợp người thừa kế đang định cư ở nước ngoài và họ nhận được một khoản tiền thừa kế lớn tại Việt Nam, họ muốn chuyển khoản tiền thừa kế này ra nước ngoài để sử dụng nhưng không biết có chuyển được không. Hạn mức chuyển tiền thừa kế là bao nhiêu, hồ sơ trình tự thủ tục chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài như thế nào? Luật L24H sẽ giải đáp các vấn đề trên qua bài viết dưới đây mời Quý bạn đọc cùng xem.
Chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài
Quy định pháp luật về di sản thừa kế
Thừa kế có hai dạng là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:
- Theo quy định tại Điều 624 của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì di chúc là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của một cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
- Quy định tại Điều 649 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế thực hiện theo quy định của pháp luật, thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế.
Điều kiện hưởng di sản thừa kế
Để trở thành người thừa kế di sản, cá nhân, tổ chức phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, Người thừa kế phải đủ điều kiện (CSPL: Điều 612 BLDS 2015)
- Cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
- Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ hai, không thuộc vào các trường không được hưởng di sản thừa kế
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. (CSPL: Điều 621 BLDS 2015).
Hướng xử lý khi tranh chấp đối với di sản thừa kế
Giải quyết tranh chấp thừa kế
Những cách giải quyết khi có tranh chấp thừa kế:
- Thương lượng: bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết vấn đề giữa các bên. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng một bên thứ ba làm trung gian để gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
- Gửi đơn kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế theo khoản 5 Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Có được chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài không?
Điều 7 tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014 của Chính phủ quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài thì người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
- Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
- Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
- Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
- Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
Vì vậy, chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài là thủ tục được pháp luật cho phép.
>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài
Hồ sơ chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài
Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm:
- Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);
- Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;
- Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân / căn cước công dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).
Hạn mức chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài
Hạn mức chuyển tiền
Theo quy định tại Quyết định 2156/QĐ-NHNN:
Công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được chuyển, mang mỗi năm tối đa không quá 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số tiền được thừa kế lớn hơn 50.000 USD. Trường hợp số tiền xin chuyển, mang lớn hơn 50.000 USD, công dân Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.
Thủ tục chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài
Thủ tục chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài bao gồm các bước:
- Người chuyển tiền tới điểm giao dịch của ngân hàng để làm phiếu chuyển tiền và xuất trình giấy tờ;
- Sau khi hoàn thành các thủ tục, gửi tiền cần chuyển và trả phí dịch vụ thì nhân viên ngân hàng sẽ có nghĩa vụ cập nhật thông tin dữ liệu vào hệ thống đồng thời trả giấy biên nhận;
- Người thụ hưởng cầm theo giấy tờ tùy thân tới các Ngân hàng để nhân khoản tiền được chuyển từ Việt Nam sang. Nếu chuyển theo mã SWIFT code thì ngân hàng sẽ cấp cho người chuyển tiền một dãy gồm 10 chữ số, người chuyển tiền sẽ chuyển thông tin lại cho người thụ hưởng các thông tin về mã SWIFT code.
(CSPL: NĐ 70/2014/NĐ-CP)
Tư vấn các trường hợp chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài
- Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài;
- Luật sư tư vấn soạn thảo đơn từ;
- Luật sư giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế;
- Luật sư tư vấn các tranh chấp có quan hệ dân sự, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài cùng các vấn đề về quy định pháp luật về thừa kế, hồ sơ, hạn mức để chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác cần LUẬT SƯ THỪA KẾ TƯ VẤN hỗ trợ, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ Luật L24H qua hotline: 1900.633.716 để được tư vấn chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn.