Có được yêu cầu chia di sản mà người đang thi hành án được hưởng?

Có được yêu cầu chia di sản mà người đang thi hành án được hưởng là câu hỏi mà người được thi hành án đặt ra khi họ xác định người phải thi hành án đang được hưởng thừa kế. Theo quy định pháp luật thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật hoặc phân chia theo di chúc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng xung quanh vấn đề chia di sản mà người đang thi hành án được hưởng.

Yêu cầu chia di sản mà người đang thi hành án được hưởng

Yêu cầu chia di sản mà người đang thi hành án được hưởng

Quyền được hưởng di sản của cá nhân

Thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật phân chia những người thừa kế theo thứ tự sau đây, gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều này, pháp luật cũng quy định phần di sản thừa kế của những người ở cùng hàng thừa kế được hưởng là bằng nhau.

Những người được thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự. Họ đều bình đẳng trong việc thừa hưởng di sản thừa kế. Đối với người thừa kế là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ sẽ giúp những người này thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

Thừa kế theo di chúc

Về quyền thừa kế theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc và hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Cũng tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó người để lại di chúc có quyền các quyền sau đây được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người này vẫn có quyền được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Thực hiện viết di chúc văn bản

Thực hiện viết di chúc văn bản

Quyền và nghĩa vụ thi hành án

Người được thi hành án

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người được thi hành án có các quyền sau đây trong việc thi hành án dân sự:

  • Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật Thi hành án dân sự;
  • Được thông báo về thi hành án;
  • Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
  • Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
  • Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
  • Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
  • Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
  • Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  • Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
  • Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
  • Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Thứ hai, bên cạnh những quyền nêu trên, thì người được thi hành án cũng có những nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;
  • Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
  • Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Người phải thi hành án

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

Cũng như người được thi hành án, người phải thi hành án cũng có các quyền và nghĩa vụ, được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quyền của người phải thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014):

  • Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;
  • Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;
  • Được thông báo về thi hành án;
  • Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
  • Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;
  • Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
  • Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;
  • Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Thứ hai, về nghĩa vụ của người thi hành án được quy định tại khoản 2 Điều 7a Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014):

  • Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;
  • Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;
  • Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;
  • Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.

Yêu cầu chia di sản mà người đang thi hành án được hưởng có được không?

Theo Điều 7 Luật Thi hành án Dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về quyền và nghĩa vụ của người được thi hành án, thì không có quy định nào nói về việc người được thi hành án có quyền yêu cầu phân chia di sản của người đang thi hành án được hưởng.

Quyền yêu cầu phân chia di sản thuộc về người thừa kế. Người được thi hành án nếu không phải là người thừa kế thì sẽ không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.

Mặc dù không có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế nhưng người được thi hành án vẫn có thể thực hiện các phương thức sau để đảm bảo quyền lợi của mình:

  • Thỏa thuận với người phải thi hành án để yêu cầu phân chia di sản. Chỉ khi người phải thi hành án chấp nhận yêu cầu thì di sản mới được xem xét phân chia.
  • Làm đơn yêu cầu thi hành án, đơn yêu cầu cưỡng chế thi hành án khi xác định người phải thi hành án đang trốn tránh nghĩa vụ thi hành án mặc dù người phải thi hành án có tài sản để thi hành án
  • Yêu cầu chấp hành viên thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án như: Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. (theo quy định tại Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008)

>>>Xem thêm: Người đang bị đi tù có được hưởng thừa kế không?

Dịch vụ luật sư tư vấn về thủ tục yêu cầu thi hành án

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Luật L24H xin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn về thủ tục yêu cầu thi hành án, cụ thể như sau:

  • Tư vấn cho khách hàng về quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề thi hành án;
  • Tư vấn khách hàng các phương pháp có thể thực hiện để đảm bảo quyền lợi liên quan đến việc thi hành án
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản, tài liệu pháp lý cần thiết;
  • Hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ yêu cầu thi hành án;
  • Tư vấn và soạn thảo yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
  • Tư vấn các biện pháp phong tỏa tài sản của người phải thi hành án
  • Tư vấn phương án và thủ tục yêu cầu cưỡng chế thi hành án
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu cưỡng chế thi hành án

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu cưỡng chế thi hành án

Như vậy, người được thi hành án không có quyền yêu cầu chia di sản của người phải thi hành án đang được hưởng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách thức để yêu cầu người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình. Nếu quý khách hàng có thắc mắc trong quá trình giải quyết vụ việc của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn thừa kế hỗ trợ kịp thời miễn phí.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,849 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716