Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Tranh chấp thừa kế là tranh chấp diễn ra giữa những người thừa kế có nội dung xoay quanh vấn đề phân chia di sản thừa kế. Đối tượng của tranh chấp thừa kế thường là về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,….Tranh chấp thường phát sinh giữa những người trong cùng hàng thừa kế, con riêng và con ruột. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp đầy đủ nội dung về quy trình giải quyết, thẩm quyền giải quyết các vấn đề về tranh chấp thừa kế, mời Quý độc giả cùng tham khảo qua.

Giải quyết tranh chấp thừa kế

Giải quyết tranh chấp thừa kế

Nội dung tranh chấp thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Tranh chấp về nội dung của di chúc về việc phân chia di sản theo nguyện vọng của người lập di chúc.

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế có chúc

Thừa kế theo pháp luật

Tranh chấp về xác định các hàng thừa kế theo pháp luật.

Tranh chấp về quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản.

Tranh chấp về nội dung phân chia di sản.

>> Tham khảo thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc

Căn cứ phát sinh tranh chấp thừa kế

Căn cứ phát sinh tranh chấp thừa kế

Căn cứ phát sinh tranh chấp thừa kế

Căn cứ phát sinh tranh chấp thừa kế khi các bên có liên quan không đồng tình với việc phân chia di chúc của người để lại thừa kế hoặc thỏa thuận không thành về phân chia di sản khi không có di chúc.

Căn cứ giải quyết tranh chấp thừa kế di sản

  • Thừa kế theo di chúc: xác định tính hợp pháp của di chúc, xác định nội dung của di chúc, hiệu lực của di chúc, người thừa kế trong di chúc.
  • Thừa kế theo pháp luật: xác định các hàng thừa kế theo pháp luật, các trường hợp được thừa kế theo pháp luật.
  • Thủ tục giải quyết dựa trên thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo quy định ở Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Căn cứ chương XXI, XXII, XXIII, XXIV về thừa kế Bộ luật Dân sự 2015.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế

Hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế

  1. Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP
  2. Bản sao giấy tờ tùy thân
  3. Bản sao sổ hộ khẩu
  4. Bản sao di chúc (nếu liên quan đến di chúc)
  5. Các chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

  1. Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  2. Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan
  3. Bước 3: Tiến hành hòa giải
  4. Bước 4: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử

Căn cứ Điều 189 đến Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Theo quy định, tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

  • Tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
  • Tranh chấp về thừa kế có trường hợp đương sự, tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
  • Tranh chấp liên quan đến phân chia Bất động sản thì Tòa án nơi có Bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
  • Di sản là động sản thì giải quyết bằng tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc thỏa thuận bằng văn bản và yêu cầu tòa nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.

>> Tham khảo thêm bài viết : Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Căn cứ Điều 26, 35, 38, 39  Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Luật sư tư vấn, xác định quyền thừa kế theo quy định.
  • Tư vấn xác định tài sản thừa kế hợp pháp hoặc không hợp pháp theo quy định luật thừa kế.
  • Tư vấn xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc.
  • Hướng dẫn và tư vấn khách hàng trình tự, thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Tham gia với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.

Tranh chấp thừa kế là tranh chấp gặp nhiều khó khăn khi giải quyết vì liên quan giữa những người có cùng quan hệ huyết thống. Để quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế diễn ra thuận lợi, Quý độc giả nên tham khảo những thông tin bên trên để nắm rõ hơn về quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế. Trường hợp Quý độc giả cần tư vấn chuyên sâu hoặc giải đáp những thắc mắc, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ THỪA KẾ qua Hotline 1900633716 để được tư vấn giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716