Tranh chấp quyền thừa hưởng di sản thừa kế không di chúc là tình huống thường xảy ra khi người chết để lại tài sản thừa kế mà không lập di chúc hoặc di chúc được lập không hợp pháp. Trong tình huống này, sự tham lam cùng việc không hiểu rõ về quy định pháp luật thường dẫn đến xung đột giữa các thành viên trong gia đình của người chết về việc chia tài sản. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ làm rõ về vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.
Tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc
Không có di chúc di sản thừa kế chia thế nào?
Căn cứ Điều 649, 650 Bộ luật Dân sự 2015, khi người có tài sản chết nhưng không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được định đoạt, phân chia theo theo hàng thừa kế.
Qua đó, khi không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được phân chia như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Thời hiệu phân chia di sản thừa kế
Căn cứ khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu phân chia di sản thừa kế được quy định như sau:
- Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với tài sản là bất động sản, 10 năm đối với tài sản là động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
- Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, thời hiệu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với với động sản, tính từ thời điểm mở thừa kế.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc tại Tòa án
Trước khi giải quyết tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc tại Tòa án, Luật L24H xin cung cấp một số thông tin để giúp đỡ bạn trong việc chuẩn bị trước khi khởi kiện:
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp quyền thừa hưởng di sản thừa kế không di chúc thuộc thẩm qyền giải quyết của Tòa án.
Căn cứ Điều 35, Điều 37, Điều 39, khi có tranh chấp xảy ra, thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ được quy định như sau:
- Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh trên (trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
- Trong trường hợp có tài sản hoặc đương sự ở nước ngoài cần thực hiện ủy thác tư pháp theo khoản 3 Điều 35, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.
- Nếu tài sản tranh chấp là bất động sản thì có thể yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản.
Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, để giải quyết tranh chấp về việc phân chia tài sản thừa kế không có di chúc, người khởi kiện cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện (Theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/20217/NQ-HĐTP);
- Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Giấy tờ pháp lý về tài sản mà người chết để lại;
- Tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Lưu ý: Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
>>> Xem thêm: Hồ sơ cần chuẩn bị khi khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.
Thủ tục thực hiện
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế khi không có di chúc được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Căn cứ theo quy định của Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có nộp đơn khởi kiện qua các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Nộp qua đường bưu điện;
- Nộp tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia (nếu có).
Bước 2: Tòa án xem xét đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Thông báo thụ lý sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai tạm ứng án phí
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 4: Tiến hành thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Thời hạn trên có thể được gia hạn nhưng không quá 02 tháng trong trường hợp có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng hoặc vụ án có tình tiết phức tạp.
Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
- Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
- Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm vụ án
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Bước 6: Xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.
Cơ sở pháp lý: Từ Điều 186 đến Điều 315 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm có kiến thức chuyên môn cao về nhiều lĩnh vực pháp luật dân sự, Luật L24H xin được gửi tới quý bạn đọc một số dịch vụ luật sư thừa kế như sau:
- Tư vấn pháp luật về thừa kế, xác định quyền thừa kế theo quy định;
- Tư vấn phân chia di sản thừa kế trong trường hợp thừa kế không có di chúc;
- Tư vấn chi tiết về các phương án giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc;
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
- Soạn thảo văn bản, đơn từ và chuẩn bị các tài liệu, chứng từ cần thiết;
- Nhận đại diện theo ủy quyền để nhân danh, thay mặt khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án;
- Cử luật sư tham gia các buổi làm việc tại cơ quan có thẩm quyền và phiên tòa giải quyết tranh chấp giữa các bên.
- Tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khác liên quan đến thừa kế theo pháp luật.
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế
Trong trường hợp không có di chúc, việc phân chia, định đoạt di sản thừa kế sẽ được phân chia theo hàng thừa kế. Để hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi, bài viết trên đã phân tích chi tiết về trình tự, thủ tục khởi kiện để giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 1900633716 để được hỗ trợ.
Một số bài viết liên quan thừa kế có thể bạn đọc quan tâm: