Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa

Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động là vấn đề mà nhiều người đang thắc mắc khi ký hợp đồng xuất khẩu lao động. Như vậy, có được trả tiền cọc khi không xuất khẩu lao động, trường hợp hủy đơn hàng do người lao động, do công ty xuất khẩu sẽ như thế nào, không được lấy lại tiền cọc khi không xuất khẩu lao động giải quyết như thế nào? Sau đây là những nội dung cơ bản mà tôi sẽ cung cấp về vấn đề trên.

Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa

Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa

Pháp luật quy định về đặt cọc như thế nào?

Theo quy tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc như sau:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy đối với trường hợp khi ký hợp đồng xuất khẩu lao động, người lao động sẽ phải giao cho bên công ty xuất khẩu một khoản tiền trong thời hạn hợp đồng để đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu lao động. Sau khi kết thúc hợp đồng người lao động quay về nước thì mới được nhận lại số tiền này.

Tiền đặt cọc xuất khẩu lao động

Tiền đặt cọc xuất khẩu lao động

Một số trường hợp bị hủy đơn hàng (hủy hợp đồng) đi xuất khẩu lao động

Lý do từ phía người lao động:
  • Sức khỏe: Người lao động gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động.
  • Hồ sơ: Người lao động có vấn đề về hồ sơ, giấy tờ không hợp lệ.
  • Cá nhân: Người lao động tự ý hủy hợp đồng do các vấn đề cá nhân như ý thức kém, không cố gắng học ngoại ngữ, mắc tiền án tiền sự,…
Lý do từ phía công ty tiếp nhận:
  • Công ty tiếp nhận: Công ty tiếp nhận nước ngoài gặp vấn đề như phá sản, ngừng kinh doanh, không đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài làm việc theo quy định, không xin được tư cách lưu trú cho người lao động,…
  • Chính phủ nước tiếp nhận: Chính phủ nước tiếp nhận có chính sách thay đổi, không tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài từ Việt Nam.
Cách phòng tránh:
  • Người lao động: Cần tìm hiểu kỹ thông tin về đơn hàng, công ty tuyển dụng, công ty tiếp nhận trước khi ký hợp đồng.
  • Công ty tuyển dụng: Cần kiểm tra kỹ hồ sơ, giấy tờ của người lao động trước khi ký hợp đồng.
Việc bị hủy đơn hàng đi xuất khẩu lao động có thể gây ra nhiều thiệt hại cho người lao động, do đó, cần tìm hiểu kỹ thông tin và có biện pháp phòng tránh trước khi ký hợp đồng.

Có được lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động không?

Do người lao động

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động không muốn đi xuất khẩu lao động và vẫn muốn lấy lại tiền đặt cọc thì phải xem xét lại những quy định đã được ký kết trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không có quy định thì sẽ phải giải quyết theo luật Dân sự. Trường hợp hợp đồng ghi rõ nếu người lao động tự ý hủy hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc thì sẽ được thực hiện như những gì đã ký kết. Ngoài ra, nếu công ty chứng minh được về khoản thiệt hại do việc hủy hợp đồng của người lao động gây ra thì người lao động có khả năng phải bồi thường thêm một khoản tiền bù vào nếu khoản thiệt hại mà công ty chứng minh lớn hơn khoản tiền cọc. Tuy nhiên, người lao động có thể thỏa thuận lại với bên phía công ty.

Do công ty xuất khẩu

Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp hủy hợp đồng xuất khẩu lao động do lỗi của bên công ty thì lúc này bên phía công ty sẽ trả lại tiền đặt cọc cho người lao động và toàn bộ chi phí người lao động đã đóng, ngoài ra công ty còn phải bồi thường thêm một khoản tiền tương đương với tiền đặt cọc nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác về đền cọc.

>>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Cần làm gì khi không được trả lại tiền đặt cọc

Khoản 4 Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020 quy định: “Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong trường hợp công ty không trả lại tiền đặt cọc, người lao động có quyền khiếu nại lên Bộ lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Toà án.

Khởi kiện ra Tòa lấy lại tiền cọc xuất khẩu lao động

Khởi kiện ra Tòa lấy lại tiền cọc xuất khẩu lao động

Luật sư tư vấn lấy lại tiền đặt cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc khi đi xuất khẩu lao động
  • Tư vấn đòi lại tiền cọc khi người lao động không đi xuất khẩu lao động nữa.
  • Giải đáp các vướng mắc liên quan đến vấn đề đặt cọc khi đi xuất khẩu lao động
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, tố cáo đòi lại tiền đặt cọc
  • Đại diện làm việc với công ty, với cơ quan có thẩm

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ tư vấn bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động

Như vậy, theo quy định của pháp luật tùy từng trường hợp xem xét hủy hợp đồng xuất khẩu lao động do lỗi của bên nào mà có những cách giải quyết khác nhau. Bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về đặt cọc theo quy định của pháp luật, trường hợp hủy hợp đồng xuất khẩu lao động do lỗi của người lao động hay do lỗi của công ty. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, cần Luật sư dân sự tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.8 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716