Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động nước ngoài

Tư vấn bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động là dịch vụ pháp lý mà người lao động nên sử dụng trước khi xuất khẩu ra nước ngoài. Bởi lẽ, nhiều người lao động vẫn chưa nắm rõ các quy định, chính sách xuất khẩu lao động dẫn đến lợi ích không được đảm bảo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về bảo vệ quyền và lợi ích của người xuất khẩu lao động.

Tư vấn bảo vệ quyền lợi của người xuất khẩu lao động

Tư vấn bảo vệ quyền lợi của người xuất khẩu lao động

Các vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu lao động

Đánh vào nhu cầu cần đi xuất khẩu lao động nhanh chóng, nhiều người lao động đã bị lừa khi đóng tiền cho những cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động. Một số vấn đề mà người đi xuất khẩu lao động cần lưu ý như:

  • Tìm kiếm thông tin ở những địa chỉ uy tín, an toàn như Phòng LĐ-TB-XH tại địa phương (thuộc UBND cấp quận, huyện) để được tư vấn cơ hội việc làm, dạy nghề, chế độ bảo hiểm xã hội, các chính sách liên quan đến lao động, các chương trình xuất khẩu lao động.
  • Xem thông tin về các chương trình xuất khẩu lao động chính thức của nhà nước tại Trang website của Trung tâm Lao động ngoài nước (www.colab.gov.vn).
  • Tìm hiểu thông tin về các công ty được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại website của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn).
  • Thông tin về các chương trình lao động và danh mục các loại giấy tờ cần chuẩn bị để làm hồ sơ xin visa tại website của Chính phủ và Đại sứ quán nước mà người lao động muốn đến.
  • Chính phủ Việt Nam quy định các công việc bị cấm nếu đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, gồm: công việc massage tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí, công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, độc hại, phóng xạ, săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập, công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương), công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả, làm việc ở khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
  • Người lao động cũng cần tránh các lời hứa hẹn của người môi giới về các loại giấy tờ giả như bằng đại học giả sẽ được đi trót lọt hoặc khi bị bắt nộp phí môi giới quá cao, nhưng sợ không được đi nên cố gắng kiếm tiền nộp.

>>>Xem thêm: Ai được quyền ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài

Quy định pháp luật lao động về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có các quyền lợi được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, bao gồm:

  • Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
  • Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
  • Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
  • Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
  • Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

Như vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần phải chú ý các quyền lợi của mình để được đảm bảo lợi ích tối đa.

>>>Xem thêm: Hành vi bị cấm khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Căn cứ Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

  • Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết
  • Tiền ăn trong thời gian thực tế học
  • Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên hoặc từ 10km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP còn có chính sách hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  • Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
  • Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.

Như vậy có thể thấy rằng Nhà nước luôn tạo điều kiện với chính sách tốt để giúp cuộc sống người lao động ổn định, đặc biệt là người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động làm việc ở nước ngoài

Người lao động làm việc ở nước ngoài

Cần làm gì khi bị môi giới xuất khẩu lao động lừa đảo

Căn cứ khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi bị môi giới xuất khẩu lao động lừa đảo thì có thể tố giác đến cơ quan có thẩm quyền

Theo đó, người lao động bị lừa đảo xuất khẩu lao động có thể gửi đơn tố giác cùng với tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) đến cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Như vậy, khi bị môi giới lừa đảo xuất khẩu lao động thì người lao động có thể tố giác đến cơ quan có thẩm quyền để được đảm bảo quyền và lợi ích của mình

>>>Tham khảo thêm về: thủ tục tố cáo đòi lại tiền bị lừa đi xuất khẩu lao động

Dịch vụ luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động

Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ luật sư lao động tư vấn liên quan việc bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động:

Tư vấn quy định pháp luật lao động

  • Tư vấn những quyền và nghĩa vụ của người xuất khẩu lao động
  • Tư vấn điều kiện xuất khẩu lao động
  • Tư vấn trình tự thủ tục xuất khẩu lao động
  • Tư vấn các chính sách hỗ trợ người lao động xuất khẩu
  • Tư vấn ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động
  • Tư vấn các trường hợp chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

Luật sư soạn thảo hồ sơ giấy tờ

  • Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị trước khi đi làm việc ở nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ cho người lao động đi xuất khẩu
  • Cung cấp mẫu hoặc soạn đơn xin hỗ trợ tiền đi xuất khẩu lao động
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ phục vụ cho quá trình tố giác hành vi phạm tội
  • Tư vấn, hỗ trợ, soạn thảo đơn khởi kiện và các đơn từ khác có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp
  • Đưa ra các đánh giá, nhận xét, sửa đổi bổ sung đơn từ khi khách hàng có yêu cầu

Tham gia giải quyết tranh chấp lao động

  • Tư vấn trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp lao động
  • Tư vấn hướng giải quyết khi người lao động bị lừa
  • Tư vấn trình tự, thủ tục tố giác hành vi lừa đảo
  • Nhận đại diện ủy quyền để thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
  • Cử Luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng

>>> Tham khảo thêm: Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa

Luật sư tư vấn quyền lợi người xuất khẩu lao động

Luật sư tư vấn quyền lợi người xuất khẩu lao động

 Chi phí dịch vụ luật sư tư vấn

Chi phí sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp căn cứ vào các yếu tố như là : Khối lượng công việc mà luật sư phải tiếp nhận, thời gian thực hiện công việc, mức độ khó và phức tạp của công việc, kinh nghiệm của luật sư, và còn tùy thuộc vào mỗi yêu cầu về công việc của các khách hàng mà có những mức giá khác nhau. Cụ thể xác định như sau:

  • Miễn phí luật sư tiếp nhận tư vấn giải đáp sơ bộ ban đầu qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900633716
  • Chi phí dịch vụ luật sư phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc cũng như phạm vi công việc luật sư phải làm theo nhu cầu của khách hàng thì sẽ ấn định một mức phí hợp lý
  • Phí dịch vụ không bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí Nhà nước theo quy định mà khách hàng phải nộp theo quy định.

Nhu cầu đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng tuy nhiên nhiều người đã không sáng suốt trong việc lựa chọn thông tin nên đã bị lừa. Do đó, việc chọn dịch vụ luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Văn Phòng Luật Sư L24H đảm bảo sẽ hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng. Nếu có nhu cầu cần luật sư tư vấn, sử dụng dịch vụ luật sư xin vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi thông qua tổng đài: 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 273 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716