Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự theo quy định mới nhất

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là những điều kiện mà hợp đồng phải đáp ứng để có giá trị pháp lý, hiệu lực pháp luật. Chỉ khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên tham gia hợp đồng mới có quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn thông tin về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân sự quy định mới nhất.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự theo quy định Bộ luật dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự (Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015)

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Chủ thể tham gia hợp đồng

Đối với cá nhân:

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự
  • Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự, trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Chưa đủ 6 tuổi: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
  • Người mất năng lực hành vi dân sự: do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
  • Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 20 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015

Đối với pháp nhân:

  • Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập, thực hiện hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp
  • Thực hiện trong phạm vi đại diện và tham gia các giao dịch phù hợp với phạm vi hoạt động.

Cơ sở pháp lý: Điều 135, 136, 137, 138, 141 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 2 Công văn số 152/TANDTC-PC ngày 19 tháng 7 năm 2017.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng

  • Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, tự do giao kết, bình đẳng, thiện chí, trung thực và không lừa dối;
  • Tự nguyện giao kết hợp đồng là việc chủ thể tự mình quyết định tham gia hợp đồng theo ý chí của mình, không chịu sự tác động hay chi phối, đe dọa, can thiệp, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Bị đe dọa cưỡng ép giao dịch dân sự phải làm sao

Mục đích, nội dung hợp đồng

  • Mục đích, nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015

Hình thức hợp đồng

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể;
  • Trong trường hợp luật quy định hợp đồng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ quy định đó.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 117, 119 Bộ luật Dân sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ hình thức

Thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng dân sự

Trường hợp các bên đã tự thỏa thuận với nhau về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì dựa trên thoả thoả thuận của các bên để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không có sự thoả thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng
  • Hợp đồng bằng văn có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
  • Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

Cơ sở pháp lý: Điều 400, 401 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 5 Luật Công chứng 2014

>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài

Trong trường hợp nào hợp đồng dân sự vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu

Các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu

  • Nội dung của hợp đồng dân sự có vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo;
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện, trừ trường hợp:
  • Hợp đồng dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày;
  • Hợp đồng chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành vi, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Hợp đồng dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn, trừ trường hợp:
  • Mục đích xác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt được;
  • Hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
  • Hình thức của hợp đồng dân sự không tuân thủ quy định, trừ trường hợp:
  • Hợp đồng có điều kiện phải lập thành văn bản nhưng các bên không lập hoặc văn bản không đúng quy định mà một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ;
  • Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.
  • Hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được cho nên bị vô hiệu.

Cơ sở pháp lý: Điều 123 đến Điều 129, Điều 407, Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015

Luật sư tư vấn và soạn thảo hợp đồng dân sự

dịch vụ soạn thảo hợp đồngLuật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng

  • Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên trong hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của khách hàng từ đó đưa ra giải pháp tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng
  • Tư vấn, soạn thảo, đàm phán các nội dung điều chỉnh (phụ lục hợp đồng – nếu có);
  • Soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu khách hàng và quy định pháp luật một cách chi tiết đầy đủ để hạn chế rủi ro pháp lý cho khách hàng;
  • Tư vấn, hướng dẫn xử lý phù hợp trong quá trình sau khi ký kết thực hiện hợp đồng và tranh chấp dân sự phát sinh;
  • Luật sư đại diện theo uỷ quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp xảy ra;
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại các cơ quan tài phán có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự cho khách hàng.

Như vậy, việc nắm rõ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ là cơ sở để đảm bảo cho hợp đồng có giá trị và tránh rơi vào các trường hợp bị vô hiệu. Do đó, nếu Quý khách hàng tham gia vào một giao dịch và cần soạn thảo hợp đồng thì nên sử dụng dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng. Liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900633716 để được luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ giải đáp chi tiết, soạn thảo hợp đồng một cách chính xác, rõ ràng, không gây hiểu sai, thiếu sót dẫn đến tranh chấp. Xin cảm ơm.

Scores: 4.5 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716