Hướng dẫn khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm

Khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm là việc hai bên tranh chấp dân sự và người lao động cho rằng bên công ty xuất khẩu lao động có các các hành vi vi phạm, trái pháp luật. Người lao động tiến hành khởi kiện để pháp luật kịp thời giải quyết bảo vệ quyền lợi của họ. Trình tự thủ tục để khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm như thế nào, mời Quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm

Khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm

Xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động hoặc tuyển chọn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.

Phạt tiền khi có hành vi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký từ 01 người đến 10 người;
  • Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký từ 11 người đến 50 người;
  • Từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi vượt quá số lượng đăng ký trên 50 người.

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:

  • Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
  • Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và khoản tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho toàn bộ thời gian làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động;
  • Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  • Không cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
  • Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
  • Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; tình trạng khẩn cấp.

. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:

  • Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
  • Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và khoản tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho toàn bộ thời gian làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động;
  • Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  • Không cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
  • Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động;
  • Không giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động theo một trong các trường hợp sau: chết; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; bị xâm phạm tính mạng; bị xâm phạm sức khỏe; bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm; bị xâm phạm tài sản; thiên tai; dịch bệnh; chiến tranh; bất ổn chính trị; tình trạng khẩn cấp.

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:

  • Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
  • Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
  • Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
  • Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
  • Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Xử phạt công ty xuất khẩu lao động vi phạm

Xử phạt công ty xuất khẩu lao động vi phạm

Khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm

Thẩm quyền giải quyết

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi thấy công ty xuất khẩu lao động có dấu hiệu vi phạm xâm phạm quyền lợi của mình thì được quyền gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Theo quy định thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

  • Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
  • Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
  • Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
  • Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Do đó, có thể thấy vấn đề khởi kiện công ty xuất khẩu lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết do có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Người lao động có thể làm đơn khởi kiện và gửi lên Toà án nhân dân cấp tỉnh để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì xét về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi công ty xuất khẩu lao động có trụ sở.

 

Cơ sở pháp lý: Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Hồ sơ chuẩn bị

Thành phần hồ sơ để khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017
  • Bản sao giấy CMND(Hộ chiếu), hộ khẩu(có sao y bản chính)
  • Hợp đồng lao động
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có)

Trình tự giải quyết

Khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

 

Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều này.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 190, Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Thời hạn giải quyết vụ kiện công ty xuất khẩu lao động

Thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải được xác định như sau:

  • Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;
  • Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 477 của Bộ luật này.

Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.

Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.

Cơ sở pháp lý: Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thời hạn giải quyết vụ kiện tranh chấp

Thời hạn giải quyết vụ kiện tranh chấp

Tư vấn khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm

  • Tư vấn trình tự thủ tục khi khởi kiện công ty xuất khẩu lao động vi phạm xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
  • Hỗ trợ soạn đơn khởi kiện, đơn từ tố tụng khác theo đúng quy định của pháp luật
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án;
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng tham gia tố tụng;
  • Luật sư tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.

>>> Xem thêm Hành vi cấm khi người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài

Khi người lao động thấy công ty xuất khẩu lao động vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể làm đơn khởi kiện công ty xuất khẩu lao động. Cần phải nộp đơn khởi kiện theo đúng thẩm quyền và thời hạn để Tòa án giải quyết và xét xử. Mọi thắc mắc về vấn đề khởi kiện công ty vi phạm xâm phạm lợi ích người lao động thì có thể liên hệ HOTLINE: 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động tư vấn cụ thể và tận tình. Xin cảm ơn!

Một số bài viết liên quan đến xuất khẩu lao động có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 5 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,849 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716