Hành vi bị cấm khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Hành vi bị cấm khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định theo luật nhằm hạn chế, nghiêm cấm các hoạt động làm xấu đi hình ảnh đối với việc xuất khẩu lao động của công dân trong nước và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của họ khi có sự bất công trong lao động. Để hiểu rõ về lĩnh vực này, Luật L24H xin giúp các Quý bạn đọc nắm rõ các hình thức, thủ tục người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quyền lợi và nghĩa vụ cần được biết.

Hành vi bị cấm khi đi người lao động làm việc ở nước ngoài

Hành vi bị cấm khi đi người lao động làm việc ở nước ngoài

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Hiện nay, hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là theo hợp đồng, trong đó:

  • Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế;
  • Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
  • Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng với người lao động nước ngoài như sau:

  • Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

17 hành vi bị nghiêm cấm khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Điều 7 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cũng nêu rõ 17 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này.

1. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật.

2. Hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

3. Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.

4. Phân biệt đối xử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

5. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định của Luật này.

7. Lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.

8. Thu tiền môi giới của người lao động.

9. Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này.

10. Áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác ngoài ký quỹ và bảo lãnh quy định tại Luật này.

11. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận lao động cho phép.

12. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:

a) Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;

b) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;

c) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;

d) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;

đ) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;

e) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);

g) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

13. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:

a) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;

b) Khu vực đang bị nhiễm xạ;

c) Khu vực bị nhiễm độc;

d) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

14. Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.

15. Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

16. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

17. Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật.

Người lao động không được thực hiện các hành vi xấu

Người lao động không được thực hiện các hành vi xấu khi lao động ở nước ngoài

Thêm vào đó:

Những công việc cấm nếu làm việc hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như sau:

  • Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;
  • Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;
  • Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
  • Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axit ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;
  • Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
  • Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
  • Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

Và những khu vực không được làm việc cũng được quy định như sau:

  • Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
  • Khu vực đang bị nhiễm xạ;
  • Khu vực bị nhiễm độc;
  • Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Như vậy, có đến 17 hành vi bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc hoặc nếu người lao động vi phạm một trong các điều khoản nêu trên có thể sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Chương IV Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020; khoản 1 Điều 3 và Phụ lục I Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 03/4/2020 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Khi bị xâm phạm quyền lợi thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần làm gì?

Khi gặp tình huống mà bất lợi cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nên cần tìm đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để khiếu nại những hành vi mà người sử dụng lao động hoặc cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm những hành vi cấm theo quy định của pháp luật

Và theo quy định về quyền của người lao động Việt Nam đi làm nước ngoài như sau:

  • Được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động;
  • Hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, quyền lợi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.

Theo như nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

  • Tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tranh chấp giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã giao kết giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký kết với bên nước ngoài.
  • Tranh chấp giữa doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc tổ chức, cá nhân trung gian được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã giao kết giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 51, Điều 72 Luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Người lao động Việt Nam cần làm gì khi bị xâm phạm tai nước ngoài

liên hệ đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước như sau:

  • Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao, trực tiếp là Cục Lãnh sự và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo hộ quyền lợi công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: Điều 50 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tư vấn về lao động đi làm ở nước ngoài

  • Tư vấn về những hành vi bị cấm mà người lao động Việt Nam ở nước ngoài gặp phải theo quy định;
  • Tư vấn điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam;
  • Hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục cho người lao động đi nước ngoài làm việc;
  • Đánh giá hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng người lao động với doanh nghiệp bảo lãnh ở nước ngoài;
  • Khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền khi người lao động gặp khó khăn ở nước ngoài.

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ : Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi người xuất khẩu lao động

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần hiểu rõ những hành vi cấm và quyền của họ để có thẻ tự bảo vệ mình. Ngoài ra, Luật L24H còn cung cấp những dịch vụ có liên quan đến hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tư vấn luật lao động, nếu có nhu cầu được hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.633.716 để chúng tôi phục vụ tốt hơn cho Quý khách hàng. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716