Khi nào cán bộ, công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo

Khi nào cán bộ, công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo đã được pháp luật quy định cụ thể. Hiện nay trường hợp tự ý nghỉ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong hoặc sau thời gian đào tạo gây thiệt hại về chi phí đào tạo của Cơ quan công quyền thường xuyên xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo cho Quý khách hàng, đồng thời cung cấp quy định pháp luật cụ thể về bồi thường chi phí đào tạo.

Cán bộ, công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo

Cán bộ, công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo

Một số quy định về chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo là gì?

Chi phí đào tạo là tất cả các khoản chi có chứng từ hợp lệ được cơ quan, đơn vị, tổ chức chi ra cho người học trong suốt thời gian được đào tạo.

Đối với cán bộ và công chức, nguồn kinh phí đào tạo được lấy từ:

  • Nguồn ngân sách Nhà nước;
  • Kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức viên chức;
  • Đóng góp của cán bộ, công chức;
  • Tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật.

Đối với viên chức, nguồn kinh phí đào tạo lấy từ:

  • Viên chức đóng góp;
  • Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BTC ngày 31/1/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Phải bồi thường những khoản chi phí đào tạo nào?

Chi phí bồi thường hay còn gọi là chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Khi nào cán bộ, công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo?

Cán bộ, công chức viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức  phải bồi thường chi phí đào tạo trong những trường hợp sau:

  • Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
  • Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
  • Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.

Theo đó, khi thuộc các trường hợp trên thì cán bộ, công chức, viên chức phải có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo cho cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học.

Căn cứ pháp lý: Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Tham khảo thêm bài viết liên quan về: Mẫu cam kết bồi thường chi phí đào tạo

Cách tính chi phí bồi thường khi cán bộ, công chức, viên chức phải trả

Đối với trường hợp tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo và không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù.

Đối với trường hợp đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì cách tính chi phí bồi thường theo công thức sau:

S =  x (T1-T2)

Trong đó:

  • S là chi phí đền bù;
  • F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học;
  • T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi hoàn thành khóa học được tính bằng số tháng làm tròn;
  • T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.

Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Cách tính chi phí bồi thường

Cách tính chi phí bồi thường

Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo

Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo được thực hiện theo trình tự sau:

  • Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận tổ chức cán bộ báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường và các quy định về chế độ bồi thường;
  • Người phụ trách của bộ phận tài chính-kế toán báo cáo mức bồi thường;
  • Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo quá trình công tác của người phải bồi thường;
  • Hội đồng thảo luận bỏ phiếu kín về mức bồi thường của người phải bồi thường;
  • Kiến nghị mức bồi thường của Hội đồng lập thành văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định;
  • Hội đồng giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định thành lập, gồm có 5 thành viên:

  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp hoặc đại diện công đoàn cơ quan, đơn vị là ủy viên;
  • Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị là ủy viên;
  • Người phụ trách bộ phận tài chính – kế toán của cơ quan, đơn vị là ủy viên;
  • Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường là ủy viên.

Căn cứ pháp lý: Điều 14 Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bồi thường chi phí đào tạo

Một số lĩnh vực luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp bồi thường chi phí đào tạo:

  • Tranh chấp về điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Tranh chấp về bồi thường chi phí đào tạo.
  • Tư vấn cán bộ, công chức, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng như thế nào là đúng trong trường hợp đã hoặc đang được cử đi đào tạo.
  • Tư vấn hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng khi cán bộ, công chức, viên chức đang hoặc đã được cử đi đào tạo
  • Tư vấn về việc trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp khác trong thời gian cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo
  • Tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp bồi thường phí đào tạo và một số vấn đề liên quan khác

Luật sư lao động tư vấn tranh chấp bồi thường chi phí đào tạo

Luật sư lao động tư vấn tranh chấp bồi thường chi phí đào tạo

Trên đây là một số quy định pháp luật về việc cán bộ, công chức, viên chức bồi thường chi phí đào tạo. Theo đó, cán bộ, công chức và viên chức phải được cử đi đào tạo phải tiến hành bồi thường chi phí đào tạo trong một số trường hợp luật định. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn thêm về vấn đề của mình, vui lòng liên hệ Luật L24H qua số điện thoại tổng đài: 1900633716 để được luật sư tư vấn luật hành chính hỗ trợ tư vấn giải đáp.

Scores: 4.8 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716