Cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức theo quy định mới nhất

Cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức theo quy định mới nhất là cách tính mức tiền trợ cấp mà viên chức có thể nhận được khi chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật. Viên chức cần nắm được các quy định của pháp luật hiện hành về trợ cấp thôi việc để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các quy định về cách tính tiền trợ cấp thôi việc của công chức, viên chức mới nhất

Tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức

Tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức

Quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức

Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), chế độ thôi việc đối với viên chức được quy định như sau:

Về các khoản tiền được hưởng: Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội

Về các trường hợp thôi việc được hưởng chế độ thôi việc:

  • Khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức
  • Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc
  • Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010

Bên cạnh đó, các trường hợp sau đây viên chức không được hưởng chế độ thôi việc bao gồm:

  • Bị buộc thôi việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật Viên chức 2010 ;
  • Chấm dứt hợp đồng làm việc khi có quyết định nghỉ hưu.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức

Hiện nay, cách tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc được quy định như sau:

Đối với viên chức công tác từ 31/12/2008 trở về trước

  • Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
  • Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng.
  • Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.
  • Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01/7/2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31/12/2008.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Đối với viên chức công tác từ 01/01/2009 đến nay

Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, đối với viên chức công tác từ ngày 01/01/2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, trợ cấp thôi việc trong trường hợp này được tính như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc cho viên chức

Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc cho viên chức được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên

Các Trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

  • Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Như vậy, căn cứ quy định trên, có thể thấy thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc cho viên chức là 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động và có thể kéo dài không quá 30 ngày đối với một số trường hợp đặc biệt.

Tính trợ cấp thôi việc cho viên chức

Tính trợ cấp thôi việc cho viên chức

Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với viên chức

Nguồn kinh phí để chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bị thôi việc được lấy từ các nguồn sau:

  • Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động và đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động:
  • Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm cả thời gian cuối cùng viên chức làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
  • Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động:
  • Kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước khi viên chức  làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.

Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đảm bảo đủ  kinh phí  cho thời gian viên chức trước đó làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thuộc hệ thống chính trị thì ngân sách phải xác định mức hỗ trợ.

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 điều 58 nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn về tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức mới nhất 2024

Luật sư của Luật L24H sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn về tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức với các nội dung như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến trợ cấp thôi việc;
  • Tư vấn điều kiện để viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc;
  • Hỗ trợ viên chức tính các khoản trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất;
  • Hỗ trợ các thủ tục cần thiết để yêu cầu đơn vị sự nghiệp trả trợ cấp thôi việc;
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo các đơn từ và tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng khi có tranh chấp tại Tòa án.

Như vậy, viên chức cần nắm được các quy định của pháp luật về trợ cấp và cách tính trợ cấp thất nghiệp để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi thôi việc. Bài viết trên đã thông tin cụ thể đến quý khách hàng về cách tính trợ cấp thôi việc với viên chức mới nhất. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua số Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời trực tuyến miễn phí.

Tham khảo thêm bài viết về: Cách tính trợ cấp thôi việc đối với công chức

Scores: 4.6 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716