Khi nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo là vấn đề diễn ra rất phổ biến được sự quan tâm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Thực tế cho thấy quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thường xuyên xảy ra xung đột dẫn đến tranh chấp. Vậy chi phí người lao động phải bồi thường theo đúng quy định pháp luật là gì? Và trường hợp nào người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo? Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này.
Người lao động bồi thường chi phí đào tạo
Quy định về bồi thường chi phí đào tạo
Bồi thường chi phí đào tạo là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) thì chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Vậy bồi thường chi phí đào tạo được hiểu là người lao động sẽ hoàn trả lại những chi phí trên cho người sử dụng lao động hoặc do các bên tự thỏa thuận.
Căn cứ để người lao động phải bồi thường
Căn cứ bồi thường chi phí đào tạo
Điều 62 BLLĐ 2019 quy định hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
- Trách nhiệm của người lao động.
Như vậy, trong nội dung bắt buộc của hợp đồng học nghề có quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.
Các trường hợp người lao động bồi thường chi phí đào tạo
Thứ nhất, người lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Theo khoản 3 Điều 40 BLLĐ 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, trừ những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019.
Thứ hai, người lao động chấm dứt hợp đồng theo pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2019 thì trong nội dung bắt buộc của hợp đồng học nghề có quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Vì vậy, dù chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật nhưng trong hợp đồng có sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về hoàn trả chi phí đào tạo thì người lao động có trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.
Do đó, người lao động sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật mà trong hợp đồng đào tạo nghề có quy định về việc hoàn trả chi phí lao động.
Mức bồi thường chi phí đào tạo
Mức bồi thường
Trên cơ sở nội dung phân tích ở trên, có thể xác định, người lao động sẽ phải bồi thường các chi phí đào tạo sau: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
(CSPL: khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019)
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức khi được cử đi đào tạo bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc kinh phí trích từ nguồn tiền của cơ quan, đơn vị đang quản lý, sử dụng công chức, viên chức, cán bộ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù;
- Đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = | F | x (T1 – T2) |
T1 |
Trong đó:
S là chi phí đền bù;
F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Khi tạo điều kiện cho người lao động, hoặc cán bộ, công chức, viên chức được đi đào tạo thì để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp), việc quy định các trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo là một trong những nội dung cần thiết. Chính bởi vậy, xác định được trường hợp nào phải bồi thường chi phí đào tạo, mức bồi thường chi phí đào tạo thực sự hữu ích trong việc đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.
>>> Tham khảo thêm về: Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Tư vấn trường hợp người lao động bồi thường chi phí đào tạo
- Luật sư tư vấn về Hợp đồng lao động: hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Luật sư tư vấn hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự trong quan hệ lao động theo đúng quy định pháp luật;
- Luật sư giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Luật sư chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục pháp lý như hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo.
>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề liên quan đến các trường hợp người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo. Các căn cứ xác định bồi thường, trường hợp phải bồi thường và mức bồi thường chi phí đào tạo của người lao động. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào Quý bạn đọc chưa rõ, cần luật sư tư vấn luật lao động vui lòng liên hệ qua hotline 1900.636.716 để được tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.