Công chức chuyển công tác có được nâng bậc lương không?

Công chức chuyển công tác có được nâng bậc lương cũng như các quy định về chuyển công tác Công chức sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. Công chức chuyển vị trí công tác hiện tại đến một vị trí khác bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chuyển công tác là thay đổi công việc ở môi trường mới, vị trí mới, nhiệm vụ mới hoặc trong lĩnh vực ngành nghề hoàn toàn khác. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm quy định của pháp luật liên quan.

Chuyển công tác đối với công chức

Chuyển công tác đối với công chức

Công chức là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo đó, công chức được hiểu là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Chuyển công tác đối với công chức

Các trường hợp chuyển công tác công chức

Các trường hợp chuyển công tác đối với công chức bao gồm:

  • Điều động công chức
  • Luân chuyển công chức
  • Biệt phái công chức

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
  • Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật

Khoản 1 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
  • Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định việc luân chuyển công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Được áp dụng đối với các đối tượng:

  • Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
  • Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
  • Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.

Trình tự, thủ tục chuyển công tác công chứcthủ tục chuyển công tác công chức

 

Trình tự, thủ tục chuyển công tác công chức

Khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều động công chức như sau:

  • Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
  • Lập danh sách công chức cần điều động;
  • Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
  • Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.

Khoản 5 Điều 27 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục biệt phái công chức như sau:

  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến;
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.

Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Đề xuất chủ trương

Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển

Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.

Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển

Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;

Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.

Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển

Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;

Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.

Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển

Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;

Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.

Chuyển công tác, công chức có được nâng lương không?

Căn cứ khoản 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV quy định về nguyên tắc xếp lương như sau:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức):

Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.

Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).

Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.

Theo quy định trên thì khi công chức thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

Hướng xử lý khi công chức bị chuyển công tác trái luật?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bên cạnh đó Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 về hình thức khiếu nại như sau:

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, trong trường hợp công chức bị chuyển công tác trái pháp luật có thể làm đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp về quyết định này.

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. (Điều 9 Luật Khiếu nại 2011)

Luật sư tư vấn về chuyển công tác của công chức

Luật sư tư vấn chuyển công tác

Luật sư tư vấn chuyển công tác

  • Tư vấn hồ sơ chuyển công tác của công chức
  • Tư vấn trình tự, thủ tục chuyển công tác
  • Tư vấn các vấn đề về bậc lương, ngạch của công chức khi chuyển công tác
  • Tư vấn các trường hợp chuyển công tác công chức
  • Tư vấn chuyển công tác công chức đúng theo quy định pháp luật

Trong quá trình làm việc công chức và viên chức có thể bị điều động, chuyển công tác tới đơn vị khác. Vấn đề công chức chuyển công tác có được nâng bậc lương hay không đã được trình bày trong bài viết trên. Nếu Quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH của Luật L24H, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được tư vấn, hỗ trợ trực tuyến miễn phí 24/24.

Một số bài viết liên quan công chức và viên chức Luật L24H đã chia sẻ có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích cho quý đọc giả

Scores: 4.6 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716