Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng là nhu cầu cấp bách diễn ra sau bối cảnh dịch bệnh Covid. Đây là loại tranh chấp hợp đồng được cụ thể hóa từ một loại hợp đồng có trong quy định của pháp luật dân sự – hợp đồng thuê tài sản. Việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng thuê mặt bằng chi tiết như thế nào sẽ được Luật L24H đem đến cho người đọc thông qua bài viết sau.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Pháp luật nói gì về hợp đồng thuê mặt bằng?

Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm của hợp đồng thuê mặt bằng. Thay vào đó, hợp đồng thuê mặt bằng được quy định như một dạng hợp đồng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015.

Theo đó, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận của các bên để bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng (chẳng hạn như: cho thuê nhà, thuê văn phòng, nhà xưởng…) trong một thời hạn. Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê.

Cơ sở pháp lý: Điều 472 Bộ luật dân sự 2015.

Hợp đồng thuê mặt bằng là gì

Hợp đồng thuê mặt bằng là gì

>>> Tham khảo thêm về: Tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở, mặt bằng kinh doanh

Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng

Thương lượng

Đây là phương thức tuyệt vời để giải quyết bất kì một tranh chấp lớn nhỏ nào nhờ tính bảo mật thông tin cao và chi phí thấp, thậm chí nhiều trường hợp không cần chi phí.

Tuy nhiên, việc các bên cùng ngồi xuống thương lượng với nhau để giải quyết vụ việc mà không có sự can thiệp của bất kì bên thứ ba nào cũng chính là một con dao hai lưỡi. Điều kiện tiên quyết đi kèm khi giải quyết các tranh chấp bằng hình thức thương lượng chính là các bên đều phải có thiện chí giải quyết vụ việc do nếu thiếu đi thiện chí cộng với việc thiếu đi cả sự can thiệp của bên thứ ba đóng vai trò hòa giải có thể khiến mối quan hệ giữa 2 bên trở nên ngày càng gay gắt, tranh chấp không được giải quyết, hoặc thậm chí dẫn đến vấn đề hết thời hiệu khởi kiện tại Tòa.

Hòa giải

Tương tự như thương lượng, hòa giải giúp các bên tự thỏa thuận với nhau nhưng khi này, tồn tại sự can thiệp của bên thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải. Bên thứ ba có trách nhiệm như một cán cân công lý, hỗ trợ các bên hiểu nhau hơn, từ đó tìm ra biện pháp có lợi cho cả hai.

Phương thức này đã khắc phục một phần nhược điểm của thương lượng khi các bên không thể đi đến thỏa thuận và xảy ra bất hòa.

Đổi lại, các bên cần bỏ ra chi phí tìm kiếm một người hòa giải viên có trình độ và kinh nghiệm. Tuy nhiên, do việc giải quyết vẫn dựa trên cơ sở sự thỏa thuận và quyết định của hòa giải viên không có giá trị ràng buộc nên các bên hoàn toàn có khả năng phá vỡ thỏa thuận.

Tòa án

Khắc phục được hạn chế của cả hai phương thức trên, bằng cách nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa, quyền lực Nhà nước của Tòa án nhân dân đảm bảo cho đôi bên bản án, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực của Tòa chắc chắn được thi hành.

Tuy vậy, ở phương thức này tồn tại vài mặt hạn chế do án phí và thủ tục tố tụng tại Tòa khá nhiều và tốn thời gian. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản của Tòa chính là xét xử công khai khiến những thông tin liên quan đến vụ tranh chấp không thể được giữ kín.

>>> Tham khảo thêm về các phương thức: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị gì?

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23 – DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
  • CMND/CCCD/ Sổ hộ khẩu của người khởi kiện
  • Bản sao hợp đồng thuê có công chứng/ chứng thực
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Tài liệu, chứng cứ khác có liên quan.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Quy trình giải quyết tranh chấp gồm những khâu nào?

  • Đầu tiên, các bên sẽ tiến hành các khâu thương lượng, hòa giải. Trong trường hợp thương lượng, hòa giải vẫn không thành, 2 bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, cần lưu ý thủ tục thương lượng, hòa giải là không bắt buộc.
  • Trong vòng 5 ngày sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện, Chánh án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Nếu hồ sơ đáp ứng các điều kiện luật định, trong vòng 3 ngày, thông báo thụ lý vụ án sẽ được gửi đến các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Người khởi kiện phải nộp tạm ứng phí trong vòng 7 ngày. Các đương sự còn lại phải nêu ý kiến về yêu cầu của nguyên đơn bằng văn bản, có thể yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thông báo thụ lý vụ án.
  • Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong vòng 3 ngày sau khi vụ án được thụ lý.
  • Tiến hành hòa giải cho các bên để giải quyết tranh chấp. Nếu các bên thỏa thuận được thì Thẩm phán ra quyết định hòa giải thành. Ngược lại, trong trường hợp không thành, Thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải không thành.
  • Tùy từng trường hợp, Thẩm phán có thể ra các quyết định: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm đình chỉ/ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hoặc đưa vụ án ra xét xử.
  • Trong trường hợp Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong vòng 1 tháng, chậm nhất là 2 tháng, phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ chính thức được diễn ra.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 195, 196, 197, 199, 205, 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh

  • Luật sư tiếp nhận thông tin, xem xét vụ tranh chấp
  • Giải thích các quy định pháp luật có liên quan
  • Đưa ra các phương thức giải quyết tranh chấp có tính đến lợi và hại của các phương thức, hỗ trợ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, tối ưu hóa lợi ích khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền hoặc hỗ trợ khách hàng trong các cuộc thương lượng, hòa giải nếu có diễn ra.
  • Luật sư làm người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa án có thẩm quyền đối với tranh chấp phải giải quyết tại Tòa.

Những thông tin liên quan đến tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đã được Luật L24H khái quát thông qua bài viết trên. Tuy nhiên, kiến thức pháp luật là vô tận. Nội dung bài viết trên không thể chứa đựng toàn bộ lượng kiến thức cần biết dành cho hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh. Nhưng đừng lo lắng, Đội ngũ Luật sư dân sự của Luật L24H ở đây để hỗ trợ bạn. Chỉ cần nhấc máy và gọi ngay đến số Tổng đài 1900.633.716 hoặc gửi email đến hòm thư [email protected], bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716