Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản là một loại tranh chấp hợp đồng dân sự mà các bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong thực tiễn. Để tìm hiểu về cách giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản cũng như các vấn đề liên quan khác (thẩm quyền giải quyết tranh chấp, hồ sơ khởi kiện,..), mời Quý vị bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

Hợp đồng mua bán tài sản là gì?

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

(Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)

Những tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản thường gặp

Thứ nhất, tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản phải kể đến là tranh chấp do bên bán không thực hiện đúng cam kết về tài sản giao cho bên mua. Vi phạm này được thể hiện đa dạng dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản như:

  • Bên bán giao chậm hơn so với thỏa thuận;
  • Bên bán giao tài sản không đúng chủng loại số lượng và chất lượng như đã cam kết;
  • Bên bán không đảm bảo được về thời gian, địa điểm và phương thức đã cam kết với bên mua. Bên bán giao cho bên thứ ba thực hiện công việc vận chuyển. Có ảnh hưởng xảy ra đối với chất lượng tài sản khi đến tay bên mua, bên bán không thực hiện nghĩa vụ khi bên mua đã hoàn tất đặt cọc…

Thứ hai, tranh chấp phổ biến nhất là tranh chấp về việc bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Đó là việc bên mua khi nhận được tài sản hoặc đến hạn thanh toán theo hợp đồng đã thỏa thuận lại không thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây được coi là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Nghĩa vụ này cũng ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bên bán. Ở đây quyền lợi của bên bán đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Thứ ba, có thể kể đến nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản. Đó là do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Do sự tin tưởng hoặc tính chất nào đó, một số hợp đồng chỉ được thỏa thuận bằng miệng.  Nên khi bị ảnh hưởng rất khó chứng minh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Từ đó, phát sinh tranh chấp.

>>> Tham khảo thêm về:

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

Thương lượng

  • Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.
  • Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay quy định mang tính khuôn mẫu của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
  • Việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Hòa giải

  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
  • Quá trình hòa giải giữa các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải;
  • Kết quả hòa giải được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp;
  • Hòa giải tranh chấp tại Trọng tài thương mại

Trọng tài

Không phải tất cả các tranh chấp về hợp đồng đề thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tuy nhiên, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể khi có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. Trong thỏa thuận trọng tài, các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp. Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.

  • Tai Việt Nam, Trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và các trung tâm Trọng tài được thành lập theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
  • Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác. Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết. Tuy nhiên, các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết Trọng tài trong một số trường hợp luật định

Tòa án

Khi tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau và không thuộc trường hợp giải quyết tại Trọng tài thương mại thì có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân.

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo vụ việc từ Điều 26 đến Điều 34, trong đó bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết với hầu hết các tranh chấp hợp đồng dân sự.

>>> Tham khảo thêm về các phương thức: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

  • Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (bao gồm các tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự), do đó Tòa án nhân nhân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản.
  • Tuy nhiên, đối với những tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
  • Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng về dân sự, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu đơn số 23-DS ban hành kèm theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (nếu có);
  • Hợp đồng mua bán tài sản, các Phụ lục hợp đồng kèm theo, các hóa đơn, chứng từ mua bán, chứng từ chuyển tiền….(bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Như vậy, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án:

Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này. (căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

  • 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

(căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Ngoài ra, vụ án còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm:

  • Giám đốc thẩm là thủ tục chỉ được tiến hành khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm.
  • Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục tái thẩm.

(căn cứ Chương XX, XXI Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015)

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Xem xét nội dung hợp đồng và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong quan hệ tranh chấp hợp đồng;
  • Tư vấn luật về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ tranh chấp;
  • Tư vấn xác định căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng tài sản;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh hợp đồng;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng;
  • Đại diện tham gia thương lượng hòa giải trong các tranh chấp;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Trực tiếp tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.
  • Soạn thảo đơn từ, các giấy tờ liên quan và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng cho khách hàng;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ luật sư tư vấn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Các giao dịch mua bán tài sản xảy ra trên thực tế là nhiều vô kể, đi kèm theo đó là cũng vô số rủi ro tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản. Do đó, để bảo đảm quyền lợi của bản thân khi trở thành chủ thể tham gia giao dịch hay ký kết hợp đồng, Quý bạn đọc cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, vui lòng liên hệ hotline 1900.633.716 để được Luật sư Dân sự – Thương mại tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716