Ai được quyền ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài

Ai được quyền ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài hẳn là điều mà người lao động nước ta có nhu cầu xuất khẩu lao động quan tâm. Để hiểu rõ hơn thẩm quyền ký kết hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để được luật sư tư vấn rõ hơn..

Ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài

Ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài

Tổ chức nào được quyền ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể như sau:

Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

  • Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó, có 04 tổ chức được ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài.

Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Hợp đồng bảo lãnh được quy định tại Điều 58 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và tại Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2021 có những một số vấn đề như sau:

Về hình thức

Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Việc có công chứng văn bản hay không còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

Về phạm vi bảo lãnh

Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:

  • Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
  • Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
  • Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.

>>> Xem thêm: Hành vi bị cấm khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh cho người lao động.

Quyền

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 10  Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2021 quy định quyền của bên bảo lãnh như sau:

  • Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên có liên quan thông tin đầy đủ, chính xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh (nếu có) trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại các điểm d1), d2), d4) và d8) Điều này mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh;
  • Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh thông báo về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;
  • Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện trong trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.

Nghĩa vụ

Bên bảo lãnh cho người lao động có nghĩa vụ gì

Bên bảo lãnh cho người lao động có nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 10  Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2021 quy định nghĩa vụ của bên bảo lãnh như sau:

  • Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh;
  • Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh; thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
  • Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh đã cam kết trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;
  • Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;
  • Thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

Tư vấn hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài

  • Tư vấn về chủ thể được quyền ký hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài.
  • Tư vấn về hình thức của hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.
  • Tư vấn về phạm vi bảo lãnh.
  • Tư vấn về quyền, nghĩa vụ của bên bảo lãnh cho người lao động;
  • Tư vấn vấn đề pháp lý khác như rủi ro điều khoản hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng liên quan đi làm việc nước ngoài.

Các vấn pháp lý trên về hợp đồng đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài là những kiến cần thiết đối với cả người lao động và người bảo lãnh người lao động đi nước ngoài làm việc. Nếu trong quá trình tìm hiểu còn có vấn đề cần luật sư tư vấn giải đáp, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716

Scores: 4.7 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716