Soạn thông báo, thư cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là một dịch vụ quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và tài sản trí tuệ của các tổ chức và cá nhân. Với sự gia tăng của việc vi phạm nhãn hiệu trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc có một dịch vụ chuyên nghiệp để soạn thảo và phát hành các thông báo cảnh báo là cần thiết. Bài viết sau đây, sẽ cung cấp thêm thông tin và những dịch vụ thông qua bài viết dưới đây.
Dịch vụ soạn thông báo, thư cảnh báo
Hành vi nào là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Căn cứ Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Hướng xử lý khi bị xâm phạm nhãn hiệu
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ, khi phát hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ, Chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền:
Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự
Khi doanh nghiệp phát hiện nhãn hiệu của mình đang bị một cá nhân hay tổ chức khác xâm phạm thì có thể khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp sau đây đối với người có hành vi vi phạm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào lưu thông không nhằm mục đích thương mại (hàng hoá, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm) với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Ưu điểm của biện pháp này là doanh nghiệp chủ động trong quá trình xử lý, thu thập chứng cứ và đưa ra mức bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế mà mình chứng minh được. Việc buộc người vi phạm xin lỗi, cải chính công khai sẽ giúp cho doanh nghiệp lấy lại uy tín với người tiêu dùng.
Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính
Khi phát hiện ra nhãn hiệu của mình đang bị người khác xâm phạm, doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý bao gồm: Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường và Công an kinh tế.
Biện pháp xử lý hành chính này có ưu điểm là nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, đây là công việc của cơ quan hành chính nhà nước xử lý đối với người vi phạm, còn người bị vi phạm chỉ là người hỗ trợ, do đó không có được sự chủ động trong quá trình xử lý và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại như biện pháp dân sự.
Các hình thức xử phạt hành chính đối với người vi phạm nhãn hiệu:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền: Mức tiền phạt được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được.
Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:
- Tịch thu hàng hóa, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm nhãn hiệu.
Về mức phạt sẽ được quy định tại Nghị Định 99/2013/NĐ-CP, theo đó mức phạt cao nhất với cá nhân là 250 triệu đồng, với pháp nhân là 500 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải áp dụng các biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả (Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)
Chi tiết về mức phạt đối với hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu đối với giá trị từng hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị Định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP .
Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự rất hạn chế về phạm vi áp dụng. Chỉ những trường hợp xâm phạm nhãn hiệu theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì mới bị xử lý hình sự như sau:
- Cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên.
- Phạm tội có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Như vậy khi doanh nghiệp phát hiện có người khác xâm phạm nhãn hiệu của mình, mà hành vi xâm phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo điều 226 nêu trên thì có quyền tố cáo với cơ quan Công an để xử lý và yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại như biện pháp dân sự.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
Xâm phạm nhãn hiệu
Mục đích của việc gửi thông báo, thư cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc trong quá trình ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu. Tuy nhiên, gửi thư khuyến cáo là bước quan trọng và cần thiết nhằm mục đích:
- Nâng cao ý thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp lý về sở hữu trí tuệ nói riêng cho mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh.
- Thư cũng nhằm cảnh báo, thông báo cho bên vi phạm biết hành vi xâm phạm của họ. Dù là vô tình hoặc cố ý thì những hành vi đó đều đang xâm phạm quyền nhãn hiệu được pháp luật quy định. Qua thư khuyến cáo, bên vi phạm sẽ biết được hành vi vi phạm của mình, có thể chủ động chấm các hoạt động xâm phạm nhãn hiệu. Rút ngắn thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện các hành vi ngăn chặn, xử lý xâm phạm nhãn hiệu. Giảm thiểu một phần những rủi ro và hai bên trong kinh doanh, sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
- Gửi thư khuyến cáo cũng nhằm mục đích giúp được ý đồ và mục đích của đơn vị xâm phạm, từ đó có những phương án xử lý xâm phạm quyền nhãn hiệu phù hợp tiếp theo.
Cấu trúc của thông báo, thư cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Thông báo, thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao, cần đầy đủ nội dung thông tin chủ sở hữu và nhãn hiệu bị vi phạm; thông tin bên vi phạm và các dấu hiệu, hành vi vi phạm; các yêu cầu của bên bị vi phạm.
Một thông báo, thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu giống như một văn bản thông thường, cần đầu đủ ba phần: mở đầu, nội dung và phần kết.
MỞ ĐẦU
Trong phần mở đầu, Bên bị vi phạm cần cung cấp thông tin:
- Tiêu đề của thư khuyến cáo, cảnh báo hành vi vi phạm nhãn hiệu.
- Thông tin chủ sở hữu nhãn hiệu bị vi phạm: Tên; địa chỉ; thông tin nhãn hiệu bị xâm phạm; tài liệu chứng minh quyền sở hữu.
- Thông tin bên vi phạm
PHẦN NỘI DUNG
Đây là phần quan trọng nhất của thư khuyến cáo, bên bị vi phạm cần sử dụng những lập luận, ngôn ngữ sắc bén và căn cứ pháp lý chính xác để phân tích và nêu rõ những dấu hiệu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị vi phạm. Đồng thời, chủ sở hữu phải đưa ra những dấu hiệu, hành vi và bằng chứng cụ thể để chứng minh, nhằm mang tính thuyết phục và khuyến cáo mạnh mẽ nhất trong thông báo tới đơn vị vi phạm. Cụ thể phần nội dung thư khuyến cáo hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau:
- Trước tiên, đưa ra những căn cứ, tài liệu chứng minh, mình là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu.Số giấy chứng nhận nhãn hiệu được cấp; Đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu đang bị xâm phạm.
- Tiếp theo, nêu ra các dấu hiệu/ hành vi/ hoạt động của bên vi phạm mà mình biết được qua thực tế kinh doanh; qua dữ liệu hồ sơ cục sở hữu trí tuệ.
- Bằng các biện pháp so sánh, đối chiếu, lập luận, phản biện… kết hợp với quy định của Luật sở hữu trí tuệ để khẳng định các hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị xâm phạm. Trường hợp có văn bản giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, đơn vị có thể cung cấp kèm theo thư khuyến cáo.
- Đặc biệt, trong phần nội dung thư khuyến cáo, chủ sở hữu cần nêu rõ những mong muốn, những khuyến cáo của mình đối với bên vi phạm: yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm; thu hồi sản phẩm, biển bảng đang kinh doanh, các hoạt động quảng bá, marketing ảnh hưởng tới nhãn hiệu bị vi phạm; rút đơn đăng ký nhãn hiệu, xin lỗi chủ sở hữu, bồi thường thiệt hại….
- Trong nội dung thư khuyến cáo, chủ sở hữu cần nêu rõ thời hạn để đơn vị xâm phạm khắc phục và chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Cảnh báo các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm tiếp theo trong trường hợp vẫn tiếp tục vi phạm quyền nhãn hiệu.
PHẦN KẾT THƯ
Phần kết thư khuyến cáo xâm phạm nhãn hiệu ngắn gọn, súc tích nhưng luôn có ý nghĩa nhất định. Đây là phần chốt lại vấn đề, mong muốn của Bên bị vi phạm. Do đó, trong phần này, bạn cần một lần nữa nhắc lại tóm tắt ý chí, nguyện vọng của chủ sở hữu.
Cấu trúc thư khuyến cáo
Dịch vụ luật sư soạn thảo thông báo, thư cảnh cáo
Luật sư tư vấn, soạn thảo thông báo, thư cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Việc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và soạn thảo thông báo, thư cảnh báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu là cần thiết để đảm bảo rằng mọi hoạt động pháp lý được thực hiện một cách chính xác, hiệu quả và bảo vệ được quyền lợi. Luật sư sẽ cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ như sau:
- Luật sư thu thập các thông tin cùng các bằng chứng về nhãn hiệu bị xâm phạm;
- Tư vấn về hành vi xâm phạm nhãn hiệu từ góc độ pháp lý;
- Đánh giá tình hình và đề xuất cho Quý khách hàng những chiến lược pháp lý phù hợp nhất nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng;
- Tư vấn các các biện pháp bảo vệ tối ưu cho Quý khách hàng;
- Hỗ trợ soạn thảo thông báo, thư cảnh cáo gửi đến bên xâm phạm nhãn hiệu.
Chi phí dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo thông báo, thư cảnh báo
Chi phí cho dịch vụ luật sư tư vấn và soạn thảo thông báo, thư cảnh báo về hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Phạm vi công việc: Chi phí sẽ phụ thuộc vào phạm vi công việc cụ thể mà luật sư cần thực hiện. Các yếu tố như số lượng văn bản cần soạn thảo, độ phức tạp của vấn đề pháp lý, và thời gian dự kiến cho dự án sẽ ảnh hưởng đến chi phí;
- Kinh nghiệm và chuyên môn của luật sư: Các luật sư có trình độ và kinh nghiệm khác nhau sẽ có mức phí các nhau;
- Hình thức tư vấn: Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức tư vấn trực tuyến hoặc hình thức tư vấn trực tiếp để được tư vấn một cách chi tiết hơn.
Dịch vụ soạn thông báo và thư cảnh báo về hành vi xâm phạm nhãn hiệu không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn là một cách hiệu quả để giải quyết các tranh chấp pháp lý một cách minh bạch, công bằng và đạt được kết quả tích cực. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn qua hotline 1900633716 để được Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: