Dịch vụ luật sư bào chữa tội phạm kinh tế tại Hà Nội, Giỏi, Uy tín

Luật sư bào chữa tội phạm kinh tế tại Hà Nội là một trong các dịch vụ do Luật L24H cung cấp. Với đội ngũ luật sư giỏi, có kinh nghiệm và kiến thức nhiều năm trong việc tư vấn, bào chữa các tội phạm về kinh tế. Luật sư của Luật L24H sẽ hỗ trợ và là điểm tựa vững chắc cho Quý khách hàng. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý độc giả một số nội dung pháp lý liên quan đến luật sư bào chữa tội phạm kinh tế.

Dịch vụ luật sư bào chữa tội phạm kinh tế tại Hà Nội

Dịch vụ luật sư bào chữa tội phạm kinh tế tại Hà Nội

Các tội phạm kinh tế trong Luật Hình sự

Dựa vào Khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (gọi tắt là Bộ Luật Hình sự 2015), có thể định nghĩa về tội phạm kinh tế là tội phạm gây ra nguy hại cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, gây ra thiệt hại cho đất nước, tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật về quản lý.

Tội phạm kinh tế được đề cập đến ở Chương XVIII của Bộ Luật Hình sự 2015, gồm 47 loại tội phạm.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại

Được quy định tại Mục 1 Chương XVIII Bộ Luật Hình sự 2015 (Điều 188 đến Điều 199), đề cập đến 12 loại tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại như sau:

  • Tội buôn lậu (Điều 188);
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190);
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195);
  • Tội đầu cơ (Điều 196);
  • Tội quảng cáo gian dối (Điều 197);
  • Tội lừa dối khách hàng (Điều 198);
  • Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (Điều 199).

Trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm

Được quy định tại Mục 2 Chương XVIII Bộ Luật Hình sự 2015 (Điều 200 đến Điều 216), đề cập đến 17 loại tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm như sau:

  • Tội trốn thuế (Điều 200);
  • Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201);
  • Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả (Điều 202);
  • Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203);
  • Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 204);
  • Tội lập quỹ trái phép (Điều 205);
  • Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206);
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207);
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208);
  • Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209);
  • Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210);
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211);
  • Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212);
  • Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213);
  • Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214);
  • Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215);
  • Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216).

Tội phạm khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế

Được quy định tại Mục 3 Chương XVIII Bộ Luật Hình sự 2015 (Điều 200 đến Điều 216), đề cập đến 18 loại tội phạm khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế như sau:

  • Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
  • Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218);
  • Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219);
  • Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220);
  • Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221);
  • Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222);
  • Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223);
  • Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224);
  • Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225);
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226);
  • Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227);
  • Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228);
  • Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229);
  • Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230);
  • Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231);
  • Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232);
  • Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233);
  • Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234).

Tội phạm kinh tế

Tội phạm kinh tế

Phạm vi công việc của luật sư bào chữa

Luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật (Quy định tại các Điều 72, 73, 74, 78, 80, 81, và Điều 82 Bộ Luật Hình sự 2015)

Phạm vi công việc của luật sư có thể kể đến như:

  • Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của thân chủ được thực hiện đầy đủ;
  • Tư vấn, giải thích cho thân chủ về các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu, trách nhiệm hình sự, quy trình và thời gian thực hiện quá trình tố tụng;
  • Gặp, trao đổi với thân chủ về vụ án và đưa ra phương thức giải quyết;
  • Có mặt khi lấy lời khai, đối chất, đồng thời yêu cầu được xem xét các biên bản hoạt động tố tụng có liên quan;
  • Thu thập các tài liệu, chứng cứ có lợi nhằm giảm nhẹ, minh oan cho thân chủ;
  • Đảm bảo sự thật khách quan của vụ án;
  • Đảm bảo quá trình tố tụng;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi phát hiện ra sai phạm.

Công việc của luật sư là đảm bảo sự thật khách quan và quyền lợi của khách hàng được thực hiện một cách tốt nhất. Có thể nói, việc có được một luật sư giỏi trong quá trình tham gia tố tụng nói chung hay các vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế nói riêng là một lợi thế rất lớn của đương sự.

Công việc của luật sư bào chữa

Công việc của luật sư bào chữa

Khi nào cần luật sư bào chữa

Dựa vào Điều 74 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, có thể xác định:

  • Luật sư, người bào chữa tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố;
  • Trường hợp người phạm tội kinh tế bị bắt, tạm giữ thì luật sư, người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra.

Tội phạm kinh tế có thể tự mình hoặc nhờ người đại diện hoặc người thân thích lựa chọn người bào chữa. Người bào chữa cũng có thể do cơ quan có thẩm quyền chỉ định. (Quy định tại Khoản 1 Điều 72; Khoản 1 Điều 75 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015).

Vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy chính bản thân hoặc người thân có hành vi liên quan đến tội phạm kinh tế. Để đảm bảo được quyền và lợi ích của chính mình hoặc người thân, hãy liên hệ với luật sư trong thời gian sớm nhất có thể.

>>>Tham khảo: Trường hợp nào bắt buộc phải có người bào chữa?

Dịch vụ luật sư bào chữa tội phạm kinh tế tại Hà Nội

Các gói dịch vụ luật sư bào chữa

Gói dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự (các tội phạm kinh tế) khách hàng có thể xem xét lựa chọn một trong các dịch vụ điển hình sau:

  • Gói dịch vụ tư vấn: Tư vấn xác định tội danh, thủ tục tố tụng, phương thức thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi, hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và tư vấn các vấn đề khác liên quan theo luật định để bảo vệ quyền lợi khách hàng;
  • Gói dịch vụ tư vấn, soạn thảo: Luật sư tư vấn theo nội dung gói dịch vụ tư vấn, luật sư trực tiếp soạn thảo đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng bảo vệ quyền lợi khách hàng;
  • Dịch vụ luật sư trọn gói: bao gồm nội dung hai gói dịch vụ trên và đặc biệt dịch vụ trọn gói này sẽ có Luật sư sẽ tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, hoàn cảnh và nhu cầu của khách hàng mà gói dịch vụ luật sư trong các vụ án hình sự về kinh tế tại Luật L24H cũng được thiết kế riêng cho từng khách hàng đặc thù.

Chi phí thuê luật sư bào chữa

Chi phí thuê luật sư tham gia vụ án hình sự của mỗi vụ án là hoàn toàn khác nhau, dựa vào các yếu tố:

  • Tính chất, mức độ nguy hiểm của từng vụ án;
  • Kiến thức, kinh nghiệm của luật sư;
  • Khối lượng công việc mà luật sư phải thực hiện khi tiếp nhận vụ án;
  • Yêu cầu về công việc của khách hàng;

Do tính chất, mức độ nguy hiểm của từng vụ án hình sự là đơn giản hay phức tạp mà chi phí thuê Luật sư Hình sự cũng có sự khác biệt tương ứng với từng vụ án. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ Luật sư hình sự tại Luật L24H cam kết sẽ có một mức phí hợp lý, phù hợp tương ứng với tính chất vụ án và điều kiện hoàn cảnh của khách hàng từ đó đưa ra một mức chi phí có lợi cho khách hàng khi đến với Luật L24H.

>>>Tham khảo: Giá thuê luật sư hình sự

Liên hệ, nhận báo giá tư vấn dịch vụ luật sư bào chữa

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của Luật L24H có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các chuyên án về kinh tế nói riêng. Luật sư bào chữa vụ án kinh tế tiếp nhận, hỗ trợ khách hàng đa dạng qua các kênh thông tin liên hệ.

Khách hàng có thể liên hệ với dịch vụ luật sư tại Hà Nội qua các kênh liên lạc trực tuyến như:

  • Tổng đài hỗ trợ tư vấn thường xuyên: 1900.633.716;
  • Trình bày nội dung cần hỗ trợ qua email: [email protected]
  • Tiếp nhận thông tin và hỗ trợ qua Fanpage: Văn phòng Luật L24H

Khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng của Luật L24H tại Thành phố Hà Nội: Tầng 6 Tòa nhà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội;

Qua bài viết trên có thể thấy đối với các tội phạm kinh tế thì luật sư là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình tham gia xét xử, do tính chất phức tạp cũng như nghiêm trọng của loại tội phạm này. Nếu quý khách quan tâm đến Dịch vụ luật sư bào chữa tại Hà Nội của Luật L24H, hay còn thắc mắc liên quan muốn được Luật sư hình sự giải đáp, hãy gọi ngay đến số 1900.633.716 để được Luật L24H sẽ hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716