Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng được tiến hành theo quy định của Luật Đất đai 2013. Việc khởi kiện trong tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp chỉ được thực hiện khi đã qua bước hòa giải, trừ một số trường hợp luật định. Vấn đề này được giải quyết cụ thể như thế nào, Luật L24H sẽ cung cấp thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

Đất rừng, đất lâm nghiệp là gì?

Đất rừng

Đất rừng bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Đất rừng là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013.

Đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp cũng được hiểu là đất trồng rừng thuộc một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013.

Đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp

Phương thức giải quyết tranh chấp đất rừng, đất lâm nghiệp

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Giải quyết tranh chấp bằng con đường “hòa giải”;
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Theo đó, hai bên có thể tiến hành tự hòa giải hoặc thông qua cơ quan hòa giải để tiến hành hòa giải. Nếu hai bên không tự hòa giải được thì phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để hòa giải. Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì mới được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND thì đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013;
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 203 Luật Đất đai 2013.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng tại Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng tại Tòa án được tiến hành như sau:

  • Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án và thực hiện việc tạm ứng án phí;
  • Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án và thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết để giải quyết tranh chấp;
  • Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc;
  • Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
  • Nếu không đồng ý với Bản án sơ thẩm các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

Trình tự giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rừng

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất rừng;
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện khi có tranh chấp quyền sử dụng đất rừng;
  • Tư vấn, hướng dẫn về án phí, lệ phí tòa án và các thủ tục tố tụng tại tòa án;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia tố tụng tại tòa án;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.

Tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng cần được tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện, trừ một số trường hợp nhất định. Cần nắm rõ quy trình và thủ tục trong việc giải quyết tranh chấp đất rừng để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Nếu có bất cứ vướng mắc nào cần Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua tổng đài, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.633.716 để được luật sư đất đai tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.5 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716