Đất đang tranh chấp có được thay đổi hiện trạng không

Đất đang tranh chấp có được thay đổi hiện trạng không vốn đã được pháp luật tố tụng và pháp luật đất đai quy định. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, pháp luật đã quy định một số biện pháp để ngăn chặn một bên thực hiện các hành vi như xây dựng nhà trên đất đang tranh chấp. Dưới đây L24H sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về biện pháp ngăn chặn việc thay đổi hiện trạng của đất đai trong tình trạng tranh chấp.

Đất đang tranh chấp có được có được thay đổi hiện trạng không

Đất đang tranh chấp có được có được thay đổi hiện trạng không

Đất đang tranh chấp có được thay đổi hiện trạng không?

Căn cứ khoản 8 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) thì Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án xem xét áp dụng trong các trường hợp được quy định tại Điều 111 của Bộ luật này như sau:

  • Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
  • Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
  • Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.

Ngoài ra, Điều 122 Bộ luật tố tụng dân sư 2015 cũng quy định thêm căn cứ để Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng đất đai đang tranh chấp như sau: “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó”.

Tóm lại, trong quá trình nhận đơn, thụ lý, Tòa án sẽ xác định rõ những yêu cầu cấp bách của đương sự liên quan trực tiếp đến vụ án đất đai mà Tòa án sẽ thụ lý. Dựa trên những thông tin và bằng chứng có sẵn, Tòa án sẽ quyết định có áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết hay giữ nguyên hiện trạng đất đai đang tranh chấp.

Quy định về giữ nguyên hiện trạng đất đai đang tranh chấp

Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Các trường hợp giữ nguyên hiện trạng đất đai đang tranh chấp

Căn cứ theo Điều 111 và Điều 122 BLTTDS 2015 thì việc giữ nguyên hiện trạng đất đai đang tranh chấp có thể được áp dụng khi:

  • Có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp thực hiện các hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có những hành động khác làm thay đổi hiện trạng của tài sản đó.
  • Có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, cá nhân, tổ chức khởi kiện đến Tòa án nhằm áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời yêu cầu không thay đổi hiện trạng đất đai.

Khi có Quyết định của Tòa án thì các bên không được phép thay đổi hiện trạng của đất đai đang trong quá trình tranh chấp.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Thẩm quyền ra quyết định không thay đổi hiện trạng đất tranh chấp

Thẩm quyền ra quyết định cấm thay đổi hiện trạng đất tranh chấp được quy định tại Điều 112 BLTTDS như sau:

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Qua đó, có thể thấy quyết định cấm thay đổi hiện trạng đất tranh chấp có thể được ban hành trước và trong phiên tòa và do Tòa án (Thẩm phán và Hội đồng xét xử) xem xét, quyết định áp dụng.

Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp có bị xử phạt không?

Tự ý thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Tự ý thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Đất tranh chấp không bị cấm thay đổi hiện trạng, do đó lúc này việc thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp sẽ không vi phạm quy định của pháp luật và không bị xử phạt. Tuy nhiên trong trường hợp một bên cảm thấy quyền và lợi ích của mình sẽ bị xâm phạm và nộp đơn đến Tòa án yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hay chấm dứt hành vi thay đổi hiện trạng, thì kể từ khi có quyết định của Tòa án, các bên không được tự ý thay đổi hiện trạng của đất đai. Quyết định của Tòa án sẽ được gửi đến Cơ quan thi hành án và được chấp hành viên dùng để xử lý trong trường hợp này.

Trường hợp Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì Chấp hành viên có thể áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014),  để ngăn cản các bên thay đổi hiện trạng đất đai đang tranh chấp:

  • Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự theo quy định tại Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
  • Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản quy định Điều 69 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

Khí đã có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án và quyết định thi hành án của cơ quan THADS mà các bên vẫn cố tình thay đổi hiện trạng thì có thể áp dụng các biện pháp là căn cứ để cưỡng chế thi hành án. Và nếu bên nào cố tình chống đối, thay đổi hiện trạng đất đai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn giải quyết nhu cầu thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp.

  • Luật sư có thể cung cấp tư vấn pháp lý đầy đủ về quy trình và quy định pháp luật liên quan đến việc thay đổi hiện trạng của đất đai trong tình trạng tranh chấp.
  • Luật sư có thể đại diện trong quá trình giải quyết tranh chấp trước Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng
  • Lập hồ sơ và tư vấn về bằng chứng, thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan để hỗ trợ trong việc thay đổi hiện trạng của đất đai.
  • Luật sư tham gia vào các đàm phán với các bên liên quan nhằm đạt được sự đồng thuận về việc thay đổi hiện trạng của đất đai một cách thiện chí.
  • Luật sư có thể tư vấn về việc áp dụng các biện pháp tạm thời, như cấm thay đổi hiện trạng của đất đai, để bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Đất đang trong tình trạng tranh chấp có thể thay đổi hiện trạng đang là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có hiểu biết pháp lý và khả năng chuẩn bị các hồ sơ và tài liệu pháp lý liên quan. Chính vì vậy, việc tư vấn từ luật sư là rất quan trọng để hiểu rõ về các quy định và biện pháp pháp lý áp dụng trong tình huống này. Nếu khách hàng cần tư vấn, giải đáp thêm về vấn đề này hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai qua hotline 1900.633.716 để được luật sư đất đai tư vấn cụ thể chi tiết hơn.Trên đây là toàn bộ thông tin về việc.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 5 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716