Nhiều người khi đối mặt với việc thu hồi đất bằng cưỡng chế băn khoăn về vấn đề Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu và các chi phí liên quan. Chi phí này bao gồm những khoản mục nào? Khi nào một khu đất bị cưỡng chế thu hồi và quy trình thu hồi diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.
Chi phí cưỡng chế thu hồi đất ai chịu theo quy định
Quy định về cưỡng chế thu hồi đất
Trường hợp cưỡng chế thu hồi
Căn cứ theo khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Như vậy, khi có đủ 04 điều kiện trên thì Nhà nước sẽ được quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi.
Trường hợp không được cưỡng chế
Như đã đề cập ở trên thì việc cưỡng chế thu hồi đất sẽ được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 nêu trên.
Do đó, khi không đáp ứng đủ 04 điều kiện nêu trên thì không được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (hay cưỡng chế thu hồi đất).
>>> Xem thêm: Soạn đơn khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi nhà đất
Quy trình cưỡng chế thu hồi đất
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Quá trình cưỡng chế thu hồi đất diễn ra như sau:
Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
Ở bước này, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế
Ban cưỡng chế sẽ vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế, theo đó:
- Nếu người bị cưỡng chế chấp hành: Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành (Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản).
- Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế: Tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế
Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trong trường hợp không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Lưu ý: Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất
>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng
Các chi phí phát sinh khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022 của Bộ Tài chính ban hành thì chi phí phát sinh khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất bao gồm:
- Chi thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
- Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
- Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
- Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, cho thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán.
- Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
- Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.
- Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài ra, còn có các khoản chi cho tiền lương; các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường; hỗ trợ; tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm; cưỡng chế thu hồi đất theo cơ chế tài chính áp dụng đối với tổ chức đó.
>>>Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng
Ai phải chịu chi phí cưỡng chế thu hồi đất
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Thông tư số 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022, thì:
- Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như quy định đối với kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 61/2022/TT-BTC ngày 05/10/2022.
- Đối với các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, ta có thể thấy nguồn kinh phí để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được Hội đồng bồi thường và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường chịu trách nhiệm chi trả.
Luật quy định như vậy, bởi lẽ trong các trường hợp thu hồi đất; thì những chủ thể bị cưỡng chế thu hồi đất chính là những người bị thiệt hại trực tiếp và nặng nề vì việc thu hồi đất. Do đó, chủ thể bị cưỡng chế thu hồi đất không phải chi trả chi phí cưỡng chế thu hồi đất.
Khi tiến hành thu hồi đất ai sẽ phải chịu chi phí
Tư vấn thủ tục cưỡng chế thu hồi đất theo luật
Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất bao gồm nhiều công đoạn và đơn từ. Các luật sư của L24H sẽ đồng hành và tận tâm giúp đỡ khách hàng với các công việc sau:
- Tư vấn về các trường hợp bị cưỡng chế thu hồi đất và các trường hợp không bị cưỡng chế thu hồi đất;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục tiến hành cưỡng chế thu hồi đất;
- Tư vấn và soạn thảo đơn khiếu nại nếu có căn cứ chứng minh chưa đủ điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất mà cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành cưỡng chế;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước về các công việc liên quan.
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi nhà đất
>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật người dân cần làm gì?
Khi đủ điều kiện thì Cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Nhiệm vụ đóng phí cưỡng chế thu hồi đất không phải là nghĩa vụ của người bị cưỡng chế. Với bài viết trên, Luật L24H đã làm rõ các thông tin cơ bản về vấn đề này. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư đất đai tư vấn, tư vấn luật hành chính vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp trực tuyến miễn phí 24/24. Xin cảm ơn.
>>> Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn bồi thường về đất đai khi nhà nước thu hồi đất