Giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính hai địa phương giữa các đơn vị hành chính với nhau vẫn còn hiện hữu do tình trạng đường ranh giới hành chính chồng lấn trên địa bàn, lãnh thổ của tỉnh, thành phố. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính hai địa phương, mời Quý khách hàng xem bài viết sau đây để biết thêm chi tiết về giải pháp giải quyết tranh chấp
Tranh chấp địa giới hành chính giữa hai địa phương
Xác định địa giới hành chính hai địa phương
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 48/2014/TT – BTNMT: Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lý phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lý dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.
Mốc địa giới hành chính được cắm ở những nơi dễ thấy trên thực địa và được biểu thị đầy đủ trên bản đồ địa giới hành chính. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Việc điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Quốc hội; việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Hiện nay nước ta được chia thành 4 cấp hành chính là: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Giữa các đơn vị hành chính các cấp này đều có ranh giới được thực hiện bằng các mốc địa giới có tọa độ của vị trí các mốc đó. Mỗi đơn vị hành chính đều đóng vai trò quan trọng trong nền hành chính Nhà nước và phải được xác định cụ thể về mặt địa lý, dân số. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa hai địa phương với nhau nói chung, và các địa phương khác nói riêng.
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp địa giới hành chính giữa hai địa phương
Tranh chấp đất đai về địa giới hành chính giữa hai địa phương là hành vi tranh chấp quyền quản lý đất đai cũng như các quyền khác liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính liền kề nhau. Nguyên nhân của việc tranh chấp đất đai về địa giới hành chính trên có thể kể đến bao gồm:
- Tình trạng xâm canh, xâm cư của cư dân hai phía địa giới hành chính;
- Sai sót trong quá trình chia tách hoặc sáp nhập đơn vị hành chính;
- Việc phân định địa giới không đúng với thực tế;
- Việc cắm mốc địa giới không đúng với hồ sơ phân định địa giới hành chính.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp địa giới
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính như sau:
“Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.”
Như vậy, nếu xảy ra tranh chấp về địa giới hành chính giữa hai địa phương thì các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính giữa hai địa phương đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải quyết, phê duyệt hoặc yêu cầu điều chỉnh khi được Chính Phủ trình phương án giải quyết.
Hồ sơ, trình tự thủ tục
Pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp địa giới hành chính. Với đặc thù tranh chấp địa giới hành chính giữa hai địa phương diễn ra những giữa những cấp hành chính tương đương và do UBND của các cấp hành chính đó cùng nhau phối hợp giải quyết nên thiếu vắng trình tự, thủ tục và các quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các bên trong vụ tranh chấp địa giới hành chính sẽ là một thách thức lớn trong quá trình giải quyết.
Có thể hiểu hồ sơ và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp địa giới hành chính giữa hai địa phương như sau:
- Khi xảy ra tranh chấp địa giới hành chính tương đương giữa hai địa phương thì Ủy ban nhân dân giữa các đơn vị hành chính đó sẽ có những văn bản nội bộ cơ quan cùng phối hợp giải quyết.
- Nếu không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì Ủy ban nhân dân phải báo cáo lên Bộ Nội vụ và đề xuất báo cáo với chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội quyết định giải quyết vụ việc. Theo đó, trên cơ sở đệ trình của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội sẽ quyết định giải quyết tranh chấp địa giới hành chính
Cơ sở pháp lý: Điều 29 luật đất đai 2013
Có thể thấy, việc giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính hay địa phương vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, quy định còn chưa rõ ràng.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính hai địa phương
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hành chính
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính của hai địa phương
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, ranh giới đất khác
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
>>> Tham khảo thêm về Dịch vụ: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai về địa giới hai địa phương cần được trình cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, tránh kéo dài nhằm sớm ổn định đời sống nhân dân tại các khu vực có tranh chấp, bảo đảm lợi ích cũng như thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.