Quy trình xử lý giải quyết đơn kiến nghị phản ánh của công dân

Quy trình xử lý giải quyết đơn kiến nghị phản ánh là một phần quan trọng trong hoạt động tiếp công dân của cơ quan nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, xã hội. Quy trình giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, khách quan trong việc giải quyết các kiến nghị, phản ánh của công dân. Bài viết tư vấn quy trình thủ tục giải quyết đơn kiến nghị phản ánh công khai, minh bạch, công bằng, khách quan theo Luật Tiếp công dân 2013.

Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Đơn kiến nghị phản ánh là gì?

Đơn kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về vấn đề có liên quan đến việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật,… trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

Cơ sở pháp lý: Luật tiếp công dân 2013.

Tham khảo thêm: Kiến nghị là gì? Các hình thức kiến nghị

Mẫu đơn kiến nghị phản ánh mới nhất

Mẫu đơn kiến nghị cá nhân:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(V/v: Kiến nghị quy định về …)

Kính gửi: ………………………………………………

Tên tôi là:……………………………………………………………Sinh ngày… tháng…năm………

Giấy CMND:…………………. Ngày cấp:…/…./…Nơi cấp (tỉnh, TP):……………

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………

Tôi xin trình bày lý do cụ thể vì sao làm đơn này:

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.

1./………………………………………………………………………………….

2./………………………………………………………………………………….

Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau

………………………………………………………………………………………

Ký tên

(Ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn kiến nghị của tập thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

….. ngày……tháng……năm……..

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(V/v: Kiến nghị quy định về………..)

Kính gửi:………………………………………………….

Tên tôi là:………………………………………Sinh ngày……. tháng…….năm…

Giấy CMND………….Ngày cấp:…./…/…Nơi cấp (tỉnh, TP):……………………..

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………

Là đại diện theo ủy quyền của những cá nhân sau:

1.Ông/Bà…………………………………………..

Sinh ngày…………….. tháng………… năm……………..

Giấy CMND:………..Ngày cấp:./…../……… Nơi cấp (tỉnh, TP):………….

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………..

2.Ông/Bà:………………………………………. Sinh ngày… tháng.…. năm……

Giấy CMND/thẻ CCCD số:..…. Ngày cấp:…./…..//…..Nơi cấp (tỉnh, TP):………

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………

3.(Liệt kê những cá nhân tham gia)

Theo hợp đồng ủy quyền được lập ngày…………ủy quyền vì mục đích gì…………..

Thay mặt các cá nhân trên, tôi xin trình bày lý do cụ thể trong đơn đề nghị này như sau:

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………….………………………………………

Tôi nhận thấy, quy định về ……….tại ….. là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.

1./………………………………………………………….

2./……………………………………………………………..

Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tham khảo thêm về: Mẫu đơn kiến nghị, phản ánh cá nhân, tập thể [chuẩn nhất]

Quy trình xử lý giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh

  • Cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án;
  • Quốc hội;
  • Hội đồng nhân dân các cấp;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Kiểm toán nhà nước;
  • Cơ quan khác của Nhà nước;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức tôn giáo;

Tùy vào từng trường hợp, vấn đề cần kiến nghị, phản ánh để xem xét gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 22 – Điều 26 Thông tư 05/2021/TT-TTCP.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Trình tự, thủ tục giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh

Việc xử lý đơn phải tuân thủ pháp luật, nhanh chóng kịp thời và tạo điều kiện cho công dân thực hiện các thủ tục kiến nghị. Ngoài ra, đơn kiến nghị phải được gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

  • Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau đây:
  • Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý;
  • Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức khác theo quy định hiện nay;
  • Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.

Bước 2: Phân loại đơn

Theo quy định pháp luật hiện nay, có năm cách phân loại đơn:

  • Việc phân loại đơn dựa vào nội dung trình bày, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn;
  • Phân loại đơn còn dựa vào điều kiện xử lý. Theo đó, đơn được chia thành đơn đủ điều kiện xử lý và đơn không đủ điều kiện xử lý;
  • Phân loại đơn thuộc thẩm quyền và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình;
  • Phân loại đơn theo số lượng người kiến nghị;
  • Phân loại theo thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Xử lý đơn

Đơn có nhiều nội dung, ví dụ như có cả nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo, đề xuất người đứng đầu quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định về việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác của Nhà nước thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo người đứng đầu quyết định việc chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền.

Đơn có nội dung liên quan đến hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức tôn giáo thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc báo cáo cho người đứng đầu quyết định về việc chuyển đơn đến tổ chức có trách nhiệm giải quyết.

Đối với đơn liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, của doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị, tổ chức khác thì người xử lý đơn hướng dẫn gửi đơn hoặc chuyển đơn đến đơn vị doanh nghiệp đó để giải quyết.

Những trường hợp đơn kiến nghị có tình tiết phức tạp, có sự tham gia của nhiều người thì người xử lý đơn phải báo cáo cho người đứng đầu đơn vị để kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý theo quy định.

Cơ sở pháp lý: Thông tư 05/2021/TT-TTCP.

Trường hợp nào thì cần dùng đơn kiến nghị phản ánh?

Công dân khi thấy những hành vi hành chính làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác thì đề xuất, kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng những biện pháp xử lý kịp thời.

Lúc này, công dân sẽ làm đơn kiến nghị, phản ánh và gửi cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Trường hợp sử dụng đơn kiến nghị phản ánh

Trường hợp sử dụng đơn kiến nghị phản ánh

Tư vấn công dân thực hiện kiến nghị phản ánh theo đúng luật

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người đến kiến nghị, phản ánh;
  • Tư vấn về quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh;
  • Tư vấn về quy trình giải quyết đơn khiếu nại mới nhất;
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại theo Luật khiếu nại;
  • Tư vấn về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi nộp đơn kiến nghị phản ánh;
  • Tư vấn công dân về hồ sơ nộp đơn khiếu nại;
  • Tư vấn về thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Soạn thảo đơn từ theo từng vấn đề cụ thể của khách hàng theo đúng quy định pháp luật;
  • Luật sư tham gia làm việc với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ khách hàng trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh.

Công dân thực hiện kiến nghị phản ánh phải đáp ứng các yêu cầu theo đúng luật. Về trình tự, thủ tục xử lý đơn kiến nghị phản ánh và trường hợp nào thì dùng đơn kiến nghị phản ánh đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ cho quý khách. Để quy trình về xử lý trên có thể tiến hành nhanh chóng quý khách có thể liên lạc đến tổng đài tư vấn luật hành chính của Luật L24H qua Hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn tận tình nhanh chóng.

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716