Hướng dẫn thủ tục cắt giảm người phụ thuộc năm 2023

Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc là một trong những thủ tục hành chính có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân cũng như các trường hợp giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế. Nó yêu cầu người nộp thuế phải thông báo đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền về thuế các thông tin liên quan đến việc thay đổi người phụ thuộc hoặc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập theo từng trường hợp cụ thể.

Cắt giảm người phụ thuộc

Cắt giảm người phụ thuộc

Người phụ thuộc là gì?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, người phụ thuộc được hiểu là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm, nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, bao gồm:

Con bị tàn tật, con chưa thành niên và các cá nhân không có phát sinh thu nhập hoặc có thu nhập nhưng mức thu nhập không vượt quá mức quy định bao gồm con thành niên đang tham gia học cao đẳng, đại học, học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp, vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, bố mẹ hết độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác mà không có nơi nương tựa.

Thêm vào đó, tại Nghị định 65/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, Khoản 3 Điều 12 Nghị định này có quy định chi tiết hơn về các đối tượng và các căn cứ để xác định người phụ thuộc như sau:

  • Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
  • Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
  • Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
  • Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm: Vợ hoặc chồng của người nộp thuế; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế; Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Các trường hợp mà người nộp thuế phải cắt giảm người phụ thuộc

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 12  Nghị định 65/2013 nêu trên, Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế được hưởng miễn trừ gia cảnh bao gồm:

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
  • Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 65/2013.
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề;
  • Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động;
  • Bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;
  • Những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, chiếu theo quy định như trên người nộp thuế phải tiến hành thủ tục cắt giảm người phụ thuộc và không được hưởng chế độ miễn trừ gia cảnh nếu không còn thuộc vào các trường hợp mà người nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng nữa. Cụ thể:

  • Khi người phụ thuộc đã thành niên và có thu nhập vượt quá mức quy định;
  • Người phụ thuộc trong độ tuổi lao động đã được khôi phục lại khả năng lao động;
  • Người phụ thuộc không có khả năng lao động đã mất;
  • Người phụ thuộc không còn thuộc nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Các trường hợp cắt giảm người phụ thuộc

Các trường hợp cắt giảm người phụ thuộc

Trình tự thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

Thủ tục thông báo cắt giảm người phụ thuộc đã đăng ký giảm trừ gia cảnh trước đó được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Trường hợp cá nhân (người nộp thuế) thông báo thay đổi thông tin trực tiếp với cơ quan thuế:

Đây là trường hợp cá nhân là người nộp thuế không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập. Cá nhân đó phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Căn cứ theo điểm a Khoản 1  Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC

Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký mẫu số 08-MST ban hành theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, thay đổi thông tin cho người phụ thuộc;
  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là công dân Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

Trường hợp cá nhân là người lao động thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập

Đây là trường hợp một cá nhân là người lao động làm việc cho người nộp thuế muốn thay đổi thông tin về cắt giảm người phụ thuộc. Cá nhân đó gửi các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế cho cơ quan chi trả thu nhập trực tiếp. Với các giấy tờ này, chỉ yêu cầu bản sao không cần công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ theo điểm a Khoản 10 Điều 7 và điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Hồ sơ gồm:

  • Văn bản ủy quyền của người nộp thuế cho cơ quan chi trả thu nhập;
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc trên 14 tuổi) hoặc giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc dưới 14 tuổi); bản sao hộ chiếu hoặc giấy khai sinh (nếu người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài).

Sau khi nhận được thông tin thay đổi của cá nhân người nộp thuế thì cơ quan chi trả thu nhập tiến hành lập tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT tổng hợp cho người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua đơn vị chi trả thu nhập theo mẫu của Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Trường hợp này, hồ sơ có thể thực hiện trực tuyến qua mạng theo các bước sau:

  1. Bước 1: Truy cập Hệ thống kê khai thuế (HTKK) sau đó Nhập Mã số thuế của doanh nghiệp rồi nhấp chọn Đồng ý;
  2. Bước 2: Chọn mục Thuế thu nhập cá nhân, tiếp đến nhấp vào mục Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh;
  3. Bước 3: Dựa theo thông tin trong Bản kê khai về người phải trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định để nhập thông tin vào HTKK;
  4. Bước 4:  Chọn Ghi để ghi lại dữ liệu đã thực hiện kê khai sau đó chọn Đóng để thoát;
  5. Bước 5: Chọn Kết xuất, tiếp theo nhấp vào Kết xuất XML;
  6. Bước 6: Cuối cùng Truy cập trang nhantokhai.gdt.gov.vn để nộp tờ khai. Sau đó chọn mục nộp tờ khai và  nhấp vào mục chọn tệp tờ khai, rồi tải file vừa được kết xuất.

Luật sư tư vấn thủ tục cắt giảm người phụ thuộc

  • Tư vấn hướng dẫn về các trường hợp được giảm trừ gia cảnh;
  • Tư vấn thủ tục kê khai thông tin về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn về các quy định pháp luật trong từng loại thuế cụ thể.

Trên đây là một số quy định pháp luật mới nhất, được cập nhật năm 2023 về vấn đề thủ tục cắt giảm người phụ thuộc. Quý khách hàng có thể tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu cần luật sư tư vấn luật hành chính về cắt giảm người phụ thuộc, Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn luật về thuế chính xác hiệu quả nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716