Trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Trình tự thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng là một thủ tục quan trọng được thực hiện khi người sử dụng đất không chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước.  Bài viết dưới đây tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về điều kiện, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền thực hiện thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng

cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng 

Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Cưỡng chế thu hồi đất là gì?

Cưỡng chế thu hồi đất là giải pháp cuối cùng để thực hiện việc thu hồi đất khi người có đất bị thu hồi không hợp tác. Là việc sử dụng quyền lực Nhà nước, dựa trên các quy định của pháp luật để thực hiện việc thu hồi đất nhằm các mục đích cộng đồng, an ninh – quốc phòng. Để tránh việc lạm dụng quyền lực Nhà nước trong việc cưỡng chế thu hồi đất, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ về thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013

Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất.

Trình tự cưỡng chế thi hành án dân sự

Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

(Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013)

Thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Đất đai 2013.

thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Về thành phần ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất bao gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là trưởng ban;
  • Các thành viên gồm đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định

(Khoản 3 Điều 17 Nghị định 43/2014 ban hành ngày 15/05/2014 do Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành Luật Đất đai)

Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất giải phóng mặt bằng

Hồ sơ bao gồm

  • Thông báo thu hồi đất;
  • Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có);
  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất);
  • Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

(Khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 02/6/2014 do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành  quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất)

Thủ tục cưỡng chế

Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất được quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 như sau:

Bước 1: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế và thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế

  • Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành.
  • Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
  • Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế

  • Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế;
  • Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
  • Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Trách nhiệm tổ chức, cá nhân khi thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;
  • Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản; chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;

  • Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tham gia thực hiện cưỡng chế; phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu.

>> Xem thêm: Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật người dân cần làm gì?

Luật sư tư vấn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi nhà nước cưỡng chế thu hồi đất

Pháp luật đất đai đã quy định rõ về việc cưỡng chế thu hồi đất. Với bài viết trên, Luật L24H đã làm rõ các thông tin cơ bản về vấn đề này. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư đất đai tư vấn , tư vấn luật hành chính vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp trực tuyến miễn phí 24/24. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716