Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh 2024 theo quy định

Việc tìm kiếm thông tin về “Giảm trừ gia cảnh là gì?” cho thấy người dùng quan tâm đến việc tìm hiểu khái niệm, đối tượng hưởng, mức giảm trừ và cách tính giảm trừ gia cảnh để áp dụng chính xác trong khi khai thuế TNCN. Bài viết giới thiệu Quy định về khái niệm giảm trừ gia cảnh, mức giảm trừ gia cảnh, cách tính giảm trừ gia cảnh và một số vấn đề liên quan khác.

Giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh là chính sách quy định về số tiền người lao động được trừ khi thu nhập đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh được nhà nước nhằm vào những người đang có thu nhập cao đến ngưỡng nhất định sẽ được giảm trừ trong một số trường hợp cụ thể.

Giảm trừ gia cảnh sẽ được tính cho 2 trường hợp sau đây:

  • Giảm trừ cho bản thân người đóng thuế thu nhập cá nhân;
  • Giảm trừ cho người phụ thuộc nộp thuế.

CSPL: Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Mức giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật

  • Đối với đối tượng nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.

CSPL: Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 2 tháng 6 năm 2020 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Người phụ thuộc bao gồm những ai?

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ/ chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

CSPL: Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Người phụ thuộc

Người phụ thuộc

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh hiện nay

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế;
  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu họ đã đăng ký thuế và được cấp mã số;
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ trong năm kể từ khi đăng ký.
  • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

CSPL: Khoản 2 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế

  • Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) họ được lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi;
  • Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
  • Nếu trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế;

CSPL: Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

Xem thêm: Thu nhập chịu thuế là gì

Luật sư tư vấn các trường hợp được giảm trừ gia cảnh

  • Giải đáp thắc mắc về các trường hợp được giảm trừ gia cảnh;
  • Hướng dẫn tính mức giảm trừ gia cảnh cho từng trường hợp cụ thể;
  • Hỗ trợ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Bài viết trên đã thông tin đến bạn đọc phần lớn nội dung có liên quan đến giảm trừ gia cảnh trong năm mới này. Nếu còn có bất kỳ trăn trở nào cần lời giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ đến Hotline 1900.633.716 để được Đội ngũ Luật sư tư vấn chuyên về thuế của Luật L24H chúng tôi tư vấn hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716