Kiến nghị là gì? Các hình thức kiến nghị, cách viết đơn kiến nghị chuẩn

Kiến nghị là việc trình bày ý kiến nguyện vọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức về một vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Vậy những người kiến nghị thì sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì và cách viết đơn kiến nghị thế nào? Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin về kiến nghị và cách làm đơn kiến nghị quy trình giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Kiến nghị là gì

Kiến nghị là gì?

Kiến nghị là gì?

Kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, để xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo Khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân 2013.

Các hình thức kiến nghị

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và Khoản 2, điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đã quy định các phương thức kiến nghị. Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc kiến nghị thông qua các hình thức sau:

  • Văn bản;
  • Điện thoại;
  • Phiếu lấy ý kiến;
  • Thông điệp dữ liệu được gửi qua thư điện tử của cơ quan tiếp nhận, cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương hoặc hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

Quy định pháp luật về hình thức kiến nghị

Quy định pháp luật về hình thức kiến nghị

Người kiến nghị có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại Điều 7 Luật tiếp công dân 2013, người kiến nghị có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của người kiến nghị:

  • Trình bày về nội dung kiến nghị
  • Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến kiến nghị của mình;
  • Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý kiến nghị;
  • Trường hợp người kiến nghị không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

Nghĩa vụ của người kiến nghị khi đến nơi tiếp công dân:

  • Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
  • Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
  • Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiến nghị; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
  • Trường hợp nhiều người cùng kiến nghị về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung kiến nghị;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kiến nghị của mình.

Mẫu đơn kiến nghị mới nhất

Mẫu đơn kiến nghị

Mẫu đơn kiến nghị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

…, ngày… tháng… năm…

ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH

(V/v: Kiến nghị quy định về …)

Kính gửi:

Người kiến nghị, phản ánh là: …………………………

Giấy CMND: …………………. Ngày cấp: …/…. /…Nơi cấp (tỉnh, TP): …………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………………

Tôi xin trình bày lý do cụ thể vì sao làm đơn này:

………………………………………………

Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.

1./……………………………………………

2./……………………………………………

Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau

Người kiến nghị, phản ánh

Ký tên

(Ghi rõ họ tên)

 

>>>Tải mẫu đơn kiến nghị mới nhất: Tại đây

Cách viết đơn kiến nghị

Trong mẫu đơn kiến nghị cần đảm bảo những nội dung quy định gồm các thông tin về:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm thực hiện đơn;
  • Ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin cá nhân, tập thể hay người đứng ra làm đơn kiến nghị cho tập thể.
  • Về nội dung cần kiến nghị và yêu cầu giải quyết trong đơn: Trình bày, ngắn gọn mà rõ ràng, mạch lạc, chi tiết những vấn đề cá nhân, tập thể cần cơ quan nhà nước xem xét và đưa ra hướng xử lý, đề xuất phù hợp với tình hình thực tế.
  • Tài liệu có kèm theo đơn kiến nghị: Chuẩn bị kỹ tài liệu cũng như những bằng chứng cụ thể phải phản ánh đúng sự việc đang diễn ra. Tài liệu đính kèm nên thể hiện bằng chứng văn bản, hình ảnh cụ thể.
  • Cam kết của bản thân: Cam kết tất cả những trình bày, tài liệu, bằng chứng gửi lên tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có sai sót thì bản thân sẵn sàng chịu trách nhiệm với pháp luật.

Luật sư tư vấn về mẫu đơn kiến nghị

  • Tư vấn, hướng dẫn cách viết đơn kiến nghị
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn kiến nghị cho khách hàng;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu giải quyết kiến nghị;
  • Tư vấn cách thu thập chứng cứ cho đơn kiến nghị;
  • Giải đáp những vướng mắc pháp lý có liên quan đến việc kiến nghị của khách hàng;
  • Luật sư hỗ trợ tham gia giải quyết vấn đề kiến nghị của khách hàng.

Kiến nghị là việc cần thiết khi cá nhân, cơ quan có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xác định quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng. Hy vọng với bài viết trên, Luật L24H đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích về việc kiến nghị. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về việc kiến nghị vui lòng liên hệ số hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn hành chính hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716